Cho em hỏi tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ sinh học và ngành Cơ điện tử hiện nay và tương lai như thế nào?

Cho em hỏi tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ sinh học và ngành Cơ điện tử hiện nay và tương lai như thế nào? Nếu em trúng tuyển một trong hai ngành năm 2009 thì sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu? Nếu em học ngành Công nghệ sinh học thì liệu khi ra trường em có thể tham gia nghiên cứu thuộc chữa bệnh ung thư được không?
biert rui
biert rui
Trả lời 15 năm trước
Theo đánh giá thì hiện cả hai ngành nói trên đang cần một nguồn nhân lực tương đối lớn. Tuy nhiên không phải sinh viên nào tốt nghiệp cũng đáp ứng đuợc các nhu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra. Trong tương lai thì nhu cầu của các ngành này càng lên cao, đặc biệt là ngành Cơ điện tử. * Ngành Cơ điện tử nhằm đào tạo kỹ sư có kiến thức về điện, điện tử, CNTT; có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các máy móc thiết bị. Ngoài các kiến thứ khoa học cơ bản về toán, lý, tin học; các kiến thức về cơ sở kỹ thuật trong cơ khí, điện, điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về tự động hóa, điều khiển, cảm biến, vi xử lý, sản xuất tự động, truyền thông... SV còn được trang bị kiến thức về ngoại ngữ, giao tiếp xã hội, quản lý xí nghiệp, kinh doanh. Ra trường, SV có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị; xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm để điều khiển các máy móc thiết bị tự động và các phương tiện số khác. Kỷ sư cơ điện tử có thể công tác ở các nhà máy, xí nghiệp từ thô sơ đến hiện đại, kỹ thuật cao; các Viện nghiên cứu, các trường ĐH trong lĩnh vực Cơ khí hiện đại, kiều khiển và tự động hóa. * Ngành Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ (sinh học: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm tạo ra các qui trình công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động vật và thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Một số chuyên ngành hiện đang đào tạo ở các trường như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học. Tùy trường, danh hiệu tốt nghiệp ngành CNSH có thể là kỹ sư hoặc cử nhân. Kỹ sư ngành CNSH được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học và kiến thức sâu về kỹ thuật công nghiệp, có khả năng vận hành sản xuất, chọn lọc và phát triển CNSH theo qui mô công nghiệp. Cử nhân ngành CNSH được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học, chú trọng các qui luật sinh học và các kỹ năng có thể được khai thác để tạo ra công nghệ và sản phẩm trực tiếp phục vụ cuộc sống, chú trọng tính liên ngành, đặc biệt trang bị các kiến thức và kỹ năng về sinh học phân tử, kỹ thuật di truyền, kỹ thuật tế bào, kỹ thuật lên men, công nghệ enzym... Kỹ sư/cử nhân ngành CNSH có thể làm việc ở các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, văcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh…); nông - lâm - ngư (giống, bệnh, chất lượng), công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học, thuốc, chế biến); tin -sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm)… Như vậy về nguyên tắc thì nếu em học ngành Công nghệ sinh học thì vẫn có khả năng tham gia nghiên cứu thuộc chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên để đúng chuyên ngành và chuyên sâu thì em phải học các chuyên ngành về Dược hoặc Hoá dược.