Năm 2010 em có thể thi trường nào điểm không quá cao mà ra trường vẫn có thể dạy Anh cấp 3?

Em muốn hỏi: Những năm trước ĐH Sư phạm HN không nhân đôi môn Tiếng Anh, nhưng năm vừa rồi lại nhân.Vậy việc nhân đôi này có giúp giảm bớt về điểm đầu vào không? Vì nếu không nhân đôi thì mỗi môn phải tầm 8 điểm mới đỗ. Em muốn thi sư phạm Anh nhưng điểm khá cao. Vậy em có thể thi trường nào điểm không quá cao mà ra trường vẫn có thể dạy Anh cấp 3 (em thi thử được 20 điểm chưa nhân tiếng anh)? Nếu không đỗ SP Anh em có thể ghi nguyện vọng 2 sang SP Văn của ĐH Sư phạm hay không?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Trước hết em nên nhớ điều này, sở dĩ các chuyên ngành ngoại ngữ nhân hệ số môn Tiếng Anh là muốn tuyển chọn thí sinh đầu vào có trình độ ngoại ngữ tốt. Cách làm này nhằm trách tình trạng thí sinh trúng tuyển vào trường nhưng lại có kỹ năng ngoại ngữ kém dẫn đến việc đào tạo không hiệu quả. Để cho em hiểu bản chất vấn đề, Ban tư vấn xin đưa ra một ví dụ cụ thể: Nếu hai thí sinh cùng dự thi khối D vào một ngành ngoại ngữ nào đó có điểm thi lần lượt là 10, 7, 3 (thí sinh 1) và 6, 5, 7 (thí sinh 2). Điểm các môn lần lượt là Toán, Văn, Anh. Nhìn qua điểm thi này thì nếu chỉ tính hệ số một và điểm chuẩn vào trường là 19 thì rõ ràng thí sinh 1 sẽ trúng tuyển vào trường còn thí sinh 2 không trúng tuyển. Tuy nhiên do điểm thi đầu vào môn ngoại ngữ thấp nên chưa chắc thí sinh 1 đã học tốt ngành này. Trường hợp ngược lại, môn ngoại ngữ nhân hệ số 2 và điểm chuẩn là 24 thì rõ ràng thí sinh 2 lại trúng tuyển (đạt 25 điểm) còn thí sinh 1 lại không trúng tuyển (đạt 23 điểm). Với việc thi đầu vào môn ngoại ngữ cao thì khả năng thí sinh 2 học ngành này sẽ hiệu quả hơn. Qua đó cho thấy, mỗi ngành học cần có một năng khiếu nhất định. Chính vì thế mà các trường thường nhân đôi hệ số môn ngoại ngữ đối với các chuyên ngành ngoại ngữ nhằm tuyển được những thí sinh thực sự phù hợp với ngành học. Do đó khi xác định dự thi vào ngành ngoại ngữ em cần phải đánh giá lại môn ngoại ngữ của mình như thế nào để tránh tình trạng điểm 2 môn Toán, Văn cao nhưng vẫn trượt. - Trên thực tế để trở thành giáo viên thì không nhất thiết em phải học ở các trường sư phạm mà có thể học hệ cử nhân của các trường khác vừa với sức học của mình. Sau khi tốt nghiệp muốn tham gia hoạt động sư phạm thì em chỉ cần học thêm lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy thì khả năng xin việc của em sẽ khó hơn một chút so với những bạn học sư phạm một cách bài bản. - Em cũng cần lưu ý điểm này: để tham gia xét tuyển NV2 hay NV3 thì ngành lựa chọn phải có cùng khối em dự thi. Đối với các ngành ngoại ngữ thì thi tuyển đầu vào ở khối D, còn ngành Văn học lại thi đầu vào bằng khối C. Chính vì thế chuyện em nói ở trên là không thể xảy ra được.