Ai biết rõ việc TP.HCM Kiến nghị xây dựng bến tàu khách quốc tế tại quận 7 ?

Ai biết rõ việc TP.HCM Kiến nghị xây dựng bến tàu khách quốc tế tại quận 7 ?
vu thi lan
vu thi lan
Trả lời 15 năm trước
Tuần qua, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đã đệ trình một văn bản lên UBND TP đề xuất cho phép xây dựng bến tàu khách quốc tế tại phường Phú Thuận quận 7. Trong công văn số 16/SGTVT-GTT do Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Phượng ký ngày 13-1-2009, cơ quan tham mưu chuyên ngành này đã nhấn mạnh kiến nghị chính quyền thành phố xem xét chấp thuận chủ trương xây dựng bến tàu khách quốc tế 50.000 GRT (dung tải đăng ký, 1GRT = 2,03m³) nằm trên sông Nhà Bè tại khu vực Công viên Phú Thuận thuộc phường Phú Thuận, quận 7 trên cơ sở đơn xin của Công ty cổ phần Đại Trường Sơn. Thật ra ngay từ cuối tháng 11-2007, UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho Công ty Đại Trường Sơn đầu tư dự án Khu công viên Phú Thuận, hay còn gọi là Công viên Mũi Đèn Đỏ tại quận 7. Khu công viên này rộng khoảng 120ha nằm tại vị trí Mũi Đèn Đỏ tiếp giáp sông Sài Gòn và sông Nhà Bè, tức là địa thế rất thuận lợi cho khai thác bến tàu khách. Theo kế hoạch, đây là một công viên sinh thái, văn hóa công cộng kèm theo một loạt chức năng liên đới như du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng, thương mại dịch vụ, resort, văn phòng, trung tâm giải trí kỹ thuật cao… Sau đó, nhằm đón đầu đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch thành phố trong tương lai, Công ty Đại Trường Sơn xin xây dựng bến tàu khách quốc tế 50.000 GRT nằm trong khuôn viên Khu công viên Phú Thuận, về phía sông Nhà Bè. Sở GTVT cho rằng việc đầu tư xây dựng bến tàu khách quốc tế tại Khu vực công viên Phú Thuận là phù hợp, vì nhiều lẽ: vị trí xây dựng đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận tàu khách có tải trọng từ 50.000 GRT trở lên; bến tàu khách cũng hứa hẹn góp phần phát triển và tăng tính hấp dẫn cho ngành du lịch thành phố thông qua hàng loạt chức năng về nghỉ dưỡng, resort, văn phòng… Có một yếu tố tựa như thiên thời, như thời cơ của dự án bến tàu khách quốc tế này. Đó là theo quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, gọi tắt là Nhóm cảng biển số 5 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12-8-2005, một bến tàu khách 50.000 GRT thực ra được định hướng xây dựng tại trung tâm bến Khánh Hội của cảng Sài Gòn sau khi di dời, vị trí nằm ở thượng lưu cầu Phú Mỹ. Thế nhưng theo tính toán của Cảng vụ hàng hải TP.HCM, với tĩnh không thông thuyền hiện tại là H = 45m ứng với mực nước +1,49m của cầu Phú Mỹ đang được xây dựng, thì chỉ có các tàu khách có tải trọng dưới 42.363 GRT mới qua lọt cầu Phú Mỹ, nếu muốn vào bến tàu khách quốc tế được định hướng xây dựng tại khu Khánh Hội. Điều này có nghĩa là vô hình trung dự án xây dựng bến tàu khách quốc tế 50.000 GRT tại Khu công viên Phú Thuận của Công ty Đại Trường Sơn đã giúp giải quyết điểm gút mắc kia. Bảo là “thiên thời” là vì thế. Về phần mình, trong công văn số 2250/CHHVN-KHĐT ký ngày 28-10-2008, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Vương Đình Lam hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng bến tàu khách như thế này, vì cục nhận thấy vị trí dự kiến mở bến đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận tàu khách có tải trọng lớn và các phương tiện vận chuyển hành khách thủy nội địa, đồng thời bến dự kiến còn có khả năng phục vụ nâng cấp mạng lưới giao thông, giảm áp lực cho hệ thống giao thông đường bộ đang ngày càng quá tải. Cục Hàng hải Việt Nam không quên lưu ý các cơ quan chức năng thành phố về thực tại theo đó bến tàu khách quốc tế quy mô 50.000 GRT như dự kiến chưa có trong quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 5. Vì vậy, để Cục Hàng hải có cơ sở báo cáo Bộ GTVT cho phép bổ sung bến tàu khách 50.000 GRT vào quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 5, trước hết UBND TP phải cho ý kiến có đồng tình chủ trương đầu tư hay không và chỉ đạo các sở chuyên ngành phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết. Cục Hàng hải nhấn mạnh bản quy hoạch chi tiết ấy cần phải đặc biệt làm rõ một loạt thông số như sự cần thiết đầu tư, dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách và công suất thông qua của cảng, cỡ tàu ra vào cảng, quy hoạch mặt bằng chi tiết cảng, kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật…