Phương pháp Paplop

Em có được nghe nhiều người nói về phương pháp này nhưng không hiểu chi tiết việc áp dụng nó như thế nào, tên của phương pháp này có liên quan gì đến tên ông bác sĩ người Nga không ạ?
Trả lời 15 năm trước
Phương pháp này gọi đúng là phương pháp Pavlov (đặt theo tên của nhà sinh học Nga vĩ đại, được giải thưởng Nobel đầu thế kỷ 20 về sinh lý học). Ông là người đưa ra thí nghiệm tạo thành định luật Pavlov về phản xạ có điều kiện. Thí nghiệm nổi tiếng nhất là rung chuông cho chó trước khi ăn để quan sát hiện tượng tiết nước bọt. Sự rèn luyện tạo thành nếp nhăn nào đó (tớ cũng không rõ) trong não, gây ra các phản xạ rất nhất quán, ví dụ, tiết nước bọt. Có cái hay là nếu rung mà không cho ăn, thì lâu ngày chó cũng không buồn tiết nước bọt nữa! Các nhà quản trị yêu phương pháp này lắm, và gọi nó bằng thuật ngữ rất quí tộc là: Transactional Leadership. Nôm na thế này. Cứ thưởng, thì nhân viên mới hăng hái làm việc. Tín hiệu thưởng là xoa đầu hay vỗ vai. Ấy thế mà lâu ngày vỗ vai và xoa đầu mà quên không thưởng, thì nó lại không chịu làm việc nữa ;) Tất nhiên, nó còn được phân biệt khác đi với Charismatic Leadership, kiểu cụ Marhama Gandi và nhiều dạng khác. Tuy vậy, do dễ dùng, các nhà quản trị thích xài kiểu này. Ngoài ra, vì họ thường tiêu tiền hộ cổ đông, nên cách này nhàn thân mà đỡ phải nghĩ. Thế nên, theo thống kê của Hiệp hội QT thì tới 95% DN khắp nơi, vẫn dùng một phương pháp rất cổ điển và không mấy nhân văn này. Thực ra nó đang ngày càng lạc hậu so với thời đại, vì người ta đã dịch chuyển từ Control sang Engagement tới 4 thập kỷ rồi. Nhưng lạc hậu hơn cả chính là tư duy của người ưa sử dụng nó.
Triệu Anh Hào
Triệu Anh Hào
Trả lời 5 năm trước

Phương pháp Paplop là phương pháp tạo một phản xạ có điều kiện dựa trên một phản xạ có trước. Mọi kĩ năng không phải bẩm sinh đều được rèn luyện theo nguyên lý này. Phương pháp hay nguyên lý này cần chú ý 3 điểm.

Thứ nhất là phải dựa trên một phản xạ đã có

thứ hai là cuối phản xạ phải có phần thưởng thì mới tạo và duy trì được phản xạ

Thứ ba là kích thích lạ để tạo phản xạ mới phải có trước, ít nhất là khoảng 0,1 giây so với kích thích quen của một phản xạ có trước.

Ứng dụng của phương pháp này trong huấn luyện và học tập thì rất nhiều, ví dụ học tiếng Anh chẳng hạn, một từ mà bạn không biết sẽ trưng ra trước, sau đó sẽ là nghĩa, và rồi lạp lại nhiều lần thì bạn nhìn từ đó là bạn hiểu nghĩa luôn không cần thông qua nghĩa tiếng Việt nữa.