Bàn thêm về chuyển nhượng cổ phần ở doanh nghiệp cổ phần hóa

Thứ nhất ở câu hỏi trên em thấy người hỏi nói ''Công ty tôi tiến hành Cổ phần hóa và tôi chỉ được mua khoảng 100 cổ phiếu ưu đãi". Theo em hiểu người hỏi này là nhân viên trong công ty, chứ ko phải là cổ đông chiến lược của công ty. Và công ty đưa ra quy định hạn chế chuyện nhượng trong 3 năm, nghĩa là trong 3 năm kể từ ngày bạn nắm giữ số cổ phiếu đó bạn ko được phép bán cho người khác.Nhưng bạn cũng chưa nói rõ là số cổ phiếu đó bạn đã nhận sổ chưa (tờ phiếu xanh, hay chỉ mới là biên lai). CB002147.jpgNếu là 2 trường hợp trên, bạn muốn làm thủ tục ủy quyền cho em trai, thủ tục rất đơn giản, bạn nên lên công ty hỏi rõ về thủ tục là tốt nhất, vì cái này do công ty quyết định là chính. Tùy thuộc phía công ty đồng ý, sẽ cấp mẫu giấy ủy quyền cho bạn, bên ủy quyền và bên được ủy quyền cùng khai vào tờ mẫu và ký, chủ tịch hội đồng quản trị ký, đóng dấu là ok! Theo mình biết thì bạn không cần phải công chứng ở địa phương. Nếu số cổ phiếu đó bạn đã tiến hành lưu ký rồi, thì thủ tục ủy quyền cho em trai bạn lại phụ thuộc chủ yếu vào phía công ty chứng khoán làm thủ tục lưu ký. Lúc này bạn và em trai bạn cần lên CTCK, họ sẽ cung cấp form mẫu ủy quyền, bạn và em trai chỉ cần khai đầy đủ thông tin vào đó và ký là xong! Anh Phuctran! Em được biết thì công ty đã hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm thì nhân viên ko được phép bán cho người khác, cũng như bán quyền mua. Nhưng trên thực tế nếu là những công ty tiềm năng thì người ta vẫn tiến hành mua quyền mua CP của nhân viên trong DN CPH, một phần vì nhân viên trong công ty thấy nhiều lợi nhuận, cái này em thấy giao dịch OTC nhiều! Cái này về mặt pháp lý là ko được giao dịch. Khi tiến hành CPH thì nhân viên trong công ty có thể nói là bắt buộc phải mua, không có tiền trả230757.jpg ngay thì có thể công ty cho trả chậm. Tuy nhiên em thấy đại bộ phận công nhân viên ở các CTCP không hiểu rõ ràng việc mình nắm giữ CP mang lại lợi ích sâu sa gì. Nhân viên không biết thì mới nảy sinh ra vấn đề bán quyền mua, nghiễm nhiên họ nghĩ không phải bỏ tiền ra mua CP mà còn được thêm số tiền bán quyền nên họ lại mới bán hết đi. Ví dụ Khách sạn Kim Liên, giá CP ưu đãi cao, nhân viên đâu đủ tiền mua nhưng chưa có cách giải quyết thấu đáo. Còn về giá của quyền mua thì ko thể nói cụ thể được,phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm, ví dụ như công ty kinh doanh tốt thì giá cao, lợi nhuận, tình hình cung cầu trên thị trường nữa... Em thấy mua quyền rủi ro nhiều, lợi nhuận cũng nhiều! :D Em cũng từng mua quyền mua, em thấy tốt nhất nên mua khi biết rõ về công ty và cả người bán!
Trả lời 15 năm trước
Trong tình huống việc nhân viên không có tiền mua cp với giá ưu đãi: nếu xét cho cùng việc họ nhận được quyền này cũng là điều hợp lý- do gắn bó với công ty trong thời gian trước vì vậy họ phải được trả một khoản lợi từ việc này (40% giá thị trường), Xét về chất công ty vẫn không chịu lỗ khoản tiền nào cho mục này. mặc dù thực tế cho thấy việc bán với giá ưu đãi này cũng là một trong những cách làm tăng thêm tính gắn bó giữa công ty và nhân viên của công ty. Nếu nhân viên không muốn mua mà công ty lại không cho phép nhân viên bán quyền mua này chẳng khác nào họ đang cố tình giữ lại lượng cp lẻ ra phải được bán cho ra thị trường ----------- > CPH làm mất chức năng huy động vốn công chúng. Ta xét 2 Th sau 1. TH không cho phép bán quyền mua và nhân viên mua ( không bán quyền) Nếu khối lượng đặt mua của nhà đầu tư và nhân viên trên thị trường lớn hơn hoặc bằng khối lượng chào bán ------- > bán hết 2. TH không cho phép bán quyền mua và nhân viên không mua ( không bán quyền mua) Nếu khối lượng đặt mua của nhà đầu tư ( không bao gồm nhân viên) nhỏ hơn khối lượng chào bán ---------- > không bán hết cp.