Xử lý tài chính khi cổ phần hóa

Có tình huống xảy ra khi cổ phần hóa một bộ phận DNNN như sau: - Công ty X là DNNN hoạt động đa nghành nghề, tiến hành cổ phần hóa một bộ phận là Xí nghiệp Xây dựng. Xí nghiệp này là thành viên trực thuộc, có con dấu và tư cách pháp nhân riêng (nhưng không đầy đủ). - Khi thẩm định giá trị doanh nghiệp có xác định giá trị hàng tồn kho kém phẩm chất, không cần dùng có giá trị sổ sách là 3 tỷ đồng, không tính vào tài sản để xác định giá trị DN. Các bên có liên quan đều nhất trí sẽ chuyển giao số vật tư này cho Công ty Mua bán nợ theo hướng dẫn tại TT 126/2004/TT-BTC. Đề nghị này cũng được cơ quan chủ quản của Công ty X đồng ý. - Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ khi chốt số liệu để xác định giá trị DN (31/12/200X) đến thời điểm cơ quan chủ quản công ty X phê duyệt giá trị DN (31/5/200X+1) và thời điểm có được giấy chứng nhận ĐKKD của công ty cổ phần mới (31/12/200X+2) (công ty cổ phần mới chính thức ra mắt và hoạt động) thì số HTK nói trên vẫn chưa được bàn giao cho công ty Mua bán nợ. Đồng thời trong khoảng thời gian nói trên, Xí nghiệp Xây dựng này có tận dụng một số vật tư trong số HTK kém phẩm chất nói trên để đưa vào thi công một số công trình xây dựng nên đã làm giá trị sổ sách của lô HTK này giảm từ 3 tỷ xuống còn 2,5 tỷ đồng (tính đến thời điểm 31/12/200X+2, thời điểm công ty cổ phần mới có giấy CN ĐKKD). Như vậy khoản chênh lệch về HTK 0,5 tỷ đồng nói trên sẽ phải được công ty X xử lý như thế nào? Rất mong nhận được sự hồi đáp của các bác! Chân thành cảm ơn!
Trả lời 15 năm trước
Mạn phép "múa rìu qua mắt thợ" 1 tí. Theo mục 2, phần III, TT số 39/2004/TT-BTC về thủ tục giao nhận với công ty mua bán nợ: Đại diện chủ sở hữu (hoặc người được uỷ quyền) cùng với doanh nghiệp đang giữ hộ nợ, tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang chuyển đổi sở hữu đã có quyết định giá trị doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thực hiện bàn giao nợ, tài sản cho Công ty mua, bán nợ. Khi giao, nhận phải lập Biên bản bàn giao. Biên bản phải có chữ ký của ba bên (bên giao, doanh nghiệp và Công ty mua, bán nợ). Nội dung chính của Biên bản gồm: * Số lượng, giá trị theo sổ kế toán các khoản nợ, tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm bàn giao. * Số lượng, giá trị theo sổ kế toán các khoản nợ và tài sản đã xử lý trong thời gian từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi bàn giao cho Công ty mua, bán nợ; Số tiền thu được do xử lý nợ, tài sản; số đã nộp theo qui định, số chưa nộp. * Số lượng, giá trị theo sổ kế toán tài sản thiếu hụt. Nêu rõ nguyên nhân. Số lượng, giá trị tài sản thuộc diện huỷ bỏ ngay. * Số lượng, giá trị khoản nợ khách nợ không còn tồn tại, không đủ hồ sơ… bên giao tự xửlý. * Số lượng, giá trị các khoản nợ, tài sản bàn giao cho Công ty mua bán nợ. Như vậy cần có văn bản chấp thuận ba bên giữa cơ quan chủ quản công ty X, doanh nghiệp CPH và công ty MBN về khoản HTK bị giảm 0,5 tỷ, thay vào đó DN CPH sẽ nộp lại "số tiền thu được do xử lý nợ, tài sản; số đã nộp theo qui định, số chưa nộp". Lưu ý DN không nên giải quyết theo hướng công ty MBN bán lại số HTK trị giá 0,5 tỷ cho DN, vì điều này trái với quy định tại TT 126.