Bạn cần gì và chúng tôi có gì?

Đôi điều thắc mắc xin chia sẻ cùng mọi người. Chúng tôi đang là sinh viên Đại học và các thầy của chúng tôi luôn nói rằng: "Hãy bán những gì họ cần thay vì bán những gì bạn có". Nhưng có một điều các thầy chúng tôi không dạy là: "họ" cần gì?. Và vì thế chúng tôi đành bán những gì mình có. Và hiển nhiên những thứ chúng tôi có lại chẳng mấy khi trùng với những cái Họ cần. Có nhiều nguyên nhân làm chúng ta trở thành hai đường thẳng song song thay vì hai đường thẳng chéo nhau. Chúng tôi được đào tạo lý thuyết (rất bài bản). QUÝ VỊ thì làm thực tiễn và theo nguyên lý "Lý thuyết chỉ là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi''. Nói vậy không có nghĩa là coi thường lý thuyết vì lý thuyết là cơ sở để áp dụng thực tiễn. Tuy nhiên từ lý thuyết của chúng tôi đến thực tiễn của QUÝ VỊ thì xa quá. Nhu cầu của QUÝ VỊ là chính đáng, bất kỳ một nhà quản lý nào cũng muốn mình tuyển dụng được một nhân viên "biết làm việc". Và chúng tôi ,tất nhiên muốn đáp ứng điều đó. Nhưng thế nào là biết làm việc? Nếu QUÝ VỊ không nói rõ tiêu chuẩn của mình thì làm sao chúng tôi biết chúng tôi có gì và chúng tôi thiếu gì. Nếu QUÝ VỊ nói: "Anh phải có nghĩa vụ biết tôi cần gì", thì xin thưa chúng ta mãi mãi chỉ là những đường thẳng song song. Muốn thiết lập một điểm giao nhau có lẽ phải từ hai phía . Hãy nói với chúng tôi: QUÝ VỊ cần gì và chúng tôi sẽ trả lời: Chúng tôi có những gì bạn muốn. Có một khẩu hiệu không biết có từ bao giờ: "Hợp tác đôi bên cùng có lợi". Nó tất nhiên là khẩu hiệu rất tốt và thực tiễn còn tốt hơn nữa nếu chúng ta khắc phục được tình trạng: thiếu và thừa . Bài viết này cuối cùng chỉ muốn đi đến một câu hỏi : Bạn cần chúng tôi có những tiêu chuẩn gì? Hãy nói về nhu cầu của bạn thực tế chứ không phải chung chung. Ví dụ: Nếu bạn cần tuyển một chuyên viên pháp lý bạn muốn anh ta hoặc cô ta phải có những gì ? Hãy nói về nhu cầu đó với chúng tôi để chúng tôi biết ,định hướng và phấn đấu. Chúng tôi sẽ không chỉ phấn đấu cho mình mà còn cho cả bạn nữa . Rất mong được các bạn nêu ý kiến của mình.
Trả lời 15 năm trước
Thực sự chưa biết anh nhiều và cũng chỉ mới tham gia dịp gần đây nên mối quan hệ còn hạn hữu . Hơn nữa sợ rằng như các cụ nói "ngựa non háu đá." Mặc dù cũng rất bức xúc vì chuỵện thiếu thông tin trong nhu cầu của những nhà tuyển dụng nhưng quả thực sự việc nào cũng rất phức tạp và có nhiều mặt của nó. Kiểu như nhu cầu thì không bao giờ hết cả ví dụ ngay Newones của anh nhé. Nếu em là một khách hàng chắn đầu tiên em muốn ăn ngon, tiếp đến em muốn đồ ăn phải vệ sinh, có kiểm nghiệm, sau nữa em muốn không gian thật thoải mái... nói chung nhu cầu vô hạn. Và tất nhiên, một số nhu cầu anh có thể dùng bản thân để đoán ra (ăn ngon, vệ sinh, không gian...) Nhưng vì anh có thể đóng vai là khách hàng, anh có nhiều lúc cũng là khách hàng chứ nên anh ít nhiều hiểu được điều họ muốn còn bọn em chẳng quản lý cái gì và càng không thể biết nhà quản lý muốn gì. Còn nữa, tìm hiểu để đáp ứng nhu cầu là việc làm hoàn toàn chính đáng nhưng không phải là không có điểm dừng. Vì vậy như anh nói sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thì e rằng không biết em có kịp ghé Newones ăn cơm không vì rất có thể ngày mai theo nhu cầu nó đã thành "cầy tơ bảy món" hay là hàng sống, hàng chín gì đó ... Nhất định sẽ ghé chỗ anh vì chúng ta công tác gần nhau mà (cùng con đường đẹp nhất thủ đô)
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Theo ý kiến thô thiển của tôi thì lời thầy bạn dạy rất đúng. Bạn thử lấy mình làm minh chứng đi, có bao giờ bạn chịu bỏ tiền ra để mua cái bạn không cần ? Còn cần gì ư ? Phải tự mình tìm hiểu và phán đoán, mỗi người đều có cái " cần" khác nhau, người có bản lĩnh thì phải biết nắm bắt thời cơ để hiểu được cái gì " cần" mà đem " bán". Chẳng hạn bạn làm kinh doanh, bạn phải biết thị trường đang thiếu cái gì, giới tiêu thụ họ cần gì để mà kinh doanh, thị trường đang ồ ạt với điện thoại di động, bạn lại đầu tư vào điện thoại bàn, liệu bạn bán được không ? Vì vậy hãy bán những gì họ cần, thay vì bán những gì bạn đang có.