Ảnh hưởng của việc giảm lãi suất NH đến tổng cầu như thế nào a.?

nguyen hai anh
nguyen hai anh
Trả lời 15 năm trước
Trong những ngày gần đây, cục dự trữ liên bang Mỹ và 6 ngân hàng lớn trên thế giới giảm lãi suất đang là sức ép với hệ thống ngân hàng thế giới và ngân hàng trong nước cũng không tránh khỏi tác động đó. NH nghe ngóng Mặc dù chỉ số lạm phát thời gian này đã giảm 0,2%, các ngân hàng cũng đã hạ lãi suất huy động và cho vay nhưng số lượng các doanh nghiệp vay được vốn của ngân hàng không nhiều vì các ngân hàng vẫn tạm đóng cửa cho vay với một số lĩnh vực nhạy cảm như kinh doanh bất động sản, cầm cố chứng khoán….Đa số DN vừa và nhỏ với khả năng của mình cũng không dám vay vì mặc dù lãi suất đã giảm nhưng so với mặt bằng chung thì lãi suất đó vẫn cao so với các chi phí cho sản xuất. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì ngân hàng thương mại cũng đang phải cân nhắc tính toán vì một thời gian dài lãi suất huy động khá cao, trong đó tiền gửi chủ yếu ngắn hạn thậm chí rất ngắn và không thời hạn nên giải quyết đầu ra thế nào cho phù hợp để đảm bảo ngân hàng không bị lỗ. Qua trao đổi với một số giám đốc ngân hàng thương mại ở Hà Nội được biết mặc dù lãi suất cơ bản NHNN đã hạ còn 13% nhưng ngân hàng thương mại vẫn phải tính toán cho vay không quá 19,5%, lãi suất huy động cũng không thể “ào ạt” hạ vì làm như vậy, khách hàng sẽ rút tiền tiết kiệm để chuyển sang ngoại tê hoặc vàng. DN chưa mặn mà Nhìn chung, ý kiến của DN là không dám vay với lãi suất quá cao, vì trong tình hình lạm phát, giá thành nguyên liệu , sinh hoạt tăng đều tăng.., làm cho SXKD gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ rủi ro rất cao, nếu không thận trọng dễ dẫn đến sụp đổ. Một số giám đốc cty TNHH cho biết, với lãi suất vay trước đây là 8,5% đã khó làm ăn, nay lại vay với lãi suất 1,4%/ tháng trở, cái khó càng lớn hơn nhiều, trong khi đó mọi chi phí đều tăng như “ngựa phi”: giá thuê nhà tăng 1,5 lần, chi phí luơng cũng tăng, chi phí đầu vào nguyên liệu cũng tăng một gấp đôi. Do vậy, nghe ngóng và hoạt động cầm chừng đang là giải pháp dược lựa chọn nhiều hơn cả. Một giám đốc làm thuỷ điện ở tỉnh Lào Cai cho biết, công ty phải tạm dừng dự án vì lãi suất quá cao. Mặt khác, làm ra điện rồi cũng lo vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng mua của ngành điện. Nếu thiếu điện thì không sao, nhưng nếu đủ hoặc thừa, ngành điện chỉ mua cầm chừng thì doanh nghiệp sẽ không biết bấu víu vào đâu để thu hồi vốn và trả nợ cho ngân hàng. Do vậy DN đành chọn giải pháp bỏ dở dự án (mặc dù đã bỏ tiền ra làm hạ tầng), chịu thiệt một chút còn hơn vỡ nợ. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến ngân hàng bị thu hẹp thị trường. Bạn vào thêm link dưới đây để tham khảo về việc giảm lãi suất NH có những ảnh hưởng gì đến tổng cầu nhé: http://72.14.235.132/search?q=cache:kek08YchTRoJ:vietbao.vn/Kinh-te/NH-co-phan-se-giam-lai-suat-tien-gui-bang-quoc-doanh/20359060/90/+%E1%BA%A2nh+h%C6%B0%E1%BB%9Fng+c%E1%BB%A7a+vi%E1%BB%87c+gi%E1%BA%A3m+l%C3%A3i+su%E1%BA%A5t+NH&hl=en&ct=clnk&cd=8&gl=vn Chúc bạn vui vẻ!