Thực chất của tích lũy tư bản, tích tụ tư bản, tập trung tư bản. Liên hệ với vấn đề tích tụ và đầu tư vốn ở Việt Nam?

hao
hao
Trả lời 9 năm trước

Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân). Bài này đề cập đến tích lũy tư bản theo lý luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc biến giá trị thặng dư trở lại tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa có thể rút ra các kết luận:
Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản;
Quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa, nhưng sự biến đổi đó không vi phạm quy luật giá trị.
Động lực thúc đẩy tích luỹ tư bản là quy luật giá trị thặng dư và cạnh tranh.
*Bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất TBCN
Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết
luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất TBCN:
–Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ
trọng ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Trong quá trình tái sản xuất, lãi cứ đập vào
vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại
trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân.
–Quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành
quyền chiếm đoạt Tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hoàng hóa đơn giản, sự trao đổi
giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn
tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Tuy nhiên, nền sản
xuất TBCN dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm được một phần lao
động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.
Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị.
*Ảnh hưởng của Tích lũy tư bản
+Ảnh hưởng tích cực:
–Tăng quy mô tích lũy tư bản => Tăng tích tụ tư bản, làm tăng thêm quy mô sản xuất,
dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nhà TB => Có lợi cho người tiêu dùng,
đẩy mạnh nền Kinh tế phát triển.
+ .Ảnh hưởng tiêu cực:
–Sự tiến bộ của KHKT => Tư bản đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất => Tư bản sẽ thu hút một lượng lao động ít hơn => làm tăng tỷ lệ người thất nghiệp.
–Làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc