Pà kon giúp em dzới

" thực trạng về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp" anh chị tìm giúp em với... em xin cám ơn và hậu tạ ạ[):D(]
Phố mùa đông
Phố mùa đông
Trả lời 16 năm trước
Thử cái này xem nhé. Nếu giúp đc thì nhớ hậu tạ đấy[:-/] [blue]http://www.hca.org.vn/tin_tuc/vde_qtam/nam2006/thang12/taisanvohinh.pdf/download[/blue]
Wasabi
Wasabi
Trả lời 16 năm trước
[b]Định giá tài sản vô hình[/b] Việc định giá tài sản vô hình khó khăn không phải ở kỹ thuật mà là ở các số liệu kinh tế vĩ mô và vi mô làm đầu vào cho mọi kỹ thuật định giá. Trước khi nói về những khó khăn trong việc định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp và cách khắc phục, cần quanh trở hai năm trước đây. Đó là vào năm 2004, một số doanh nghiệp Nhà nước lớn, hoạt động tốt như Vinamilk, Bảo Minh, Vietcombank đã có kế hoạch cổ phần hoá trong năm nay và những năm tới đây. Các doanh nghiệp Nhà nước này đều có thương hiệu và tên tuổi nổi tiếng, tài sản vô hình có thể có giá trị không kém tài sản hữu hình. Lúc đó, mặc dù Bộ tài chính đã quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước (dựa trên giá trị tài sản trên sổ sách và tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp), nhưng các công thức này khó áp dụng trên thực tế. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước lớn trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn. Vì thế, còn rất nhiều tranh luận xung quanh việc tìm ra giải pháp định giá tài sản vô hình phù hợp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước lớn. Trên cơ sở nào để xác định giá trị Rất khó xác định được chính xác giá trị của tài sản vô hình của doanh nghiệp. Làm sao chỉ dựa trên giá trị sổ sách mà xác định được giá trị thương hiệu của một ngân hàng hay một công ty bảo hiểm? Do vậy những quy định hiện hành theo thông tư 79 của Bộ tài chính (dựa trên giá trị vốn của Nhà nước trên sổ sách, tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp và lãi suất trái phiếu Chính phủ) là rất không hợp lý và không có cơ sở. Năm 2004, ông Kelvin Lee, GĐ Bộ phân tư vấn định giá và chiến lược, Cty Pricewaterhouse Coopers Việt Nam đã phát biểu: “Có những kỹ thuật đặc biệt để xác định được giá trị vô hình và điều quan trọng là cần chọn được phương pháp định giá phù hợp. Một vai trò quan trọng của tư vấn định giá là giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được và tập trung vào xây dựng những yếu tố tạo dựng giá trị (vô hình) cho doanh nghiệp”. Hiện nay chúng ta còn rất bỡ ngỡ khi định giá một tài sản vô hình nào đó cho một doanh nghiệp . Một thực trạng đáng quan ngại về năng lực quản trị của chúng ta là: không quyết liệt với việc xây dựng các tài sản vô hình của doanh nghiệp , có ít nhiều tài sản vô hình rồi lại không vun vén gìn giữ chúng, khi cần “bán” doanh nghiệp hoặc CPH lại chẳng biết tính toán giá trị các tài sản vô hình. Điều này cũng là lẽ thường vì tỷ trọng tài sản vô hình trong tổng tài sản tỷ lệ thuận với mức độ phát triển KH-KT nói riêng và độ lớn của nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức nói chung. Đó là ở tầm vĩ mô, khi mà quốc gia còn ở trạng thái kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Còn ở mức doanh nghiệp thì ngay lúc này, tài sản vô hình đã là sống còn. Các lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rất rõ về tài sản vô hình, xây dựng, vun đắp, khai thác và nhất là biết đích xác giá trị bằng tiền của chúng. Hiện chúng ta chưa có tri thức và còn ít các chuyên gia am hiểu về tài sản vô hình. Chúng ta thường coi là có 5 loại tài sản vô hình được định danh và loại 6 là những tài sản vô hình khác. Đó là: 1. Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng; 2. Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật; 3. Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá; 4. Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng; 5. Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật; 6. Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh...). Ba nhóm phương pháp định giá tài sản vô hình Về mặt kỹ thuật, thế giới có nhiều phương pháp định giá tài sản vô hình. Chúng ta cần có đội ngũ chuyên gia am hiểu các phương pháp này và biết vận dụng chúng vào thực tiễn. Các chuyên gia đã hệ thống hóa rất nhiều kỹ thuật định giá tài sản vô hình thành 3 nhóm phương pháp: (1) phương pháp tiếp cận thị trường, (2) phương pháp giá thành và (3) phương pháp lợi tức. Theo quy định của Bộ Tài chính trong Thông tư số 79/2002/TT-BTC thì hai kỹ thuật định giá được phép áp dụng chính thức là (1) tài sản ròng và (2) dòng tiền chiết khấu. Hai kỹ thuật này thuộc nhóm phương pháp định giá theo lợi tức. Đây là những kỹ thuật định giá phổ biến nhất. Theo chúng tôi, các doanh nghiệp và những chuyên gia tư vấn về định giá có thể vận dụng những kỹ thuật khác, có thể là để kiểm chứng, nhưng cũng có trường hợp là bắt buộc. Vì với một số trường hợp cụ thể ta không thể vận dụng các kỹ thuật thuộc nhóm phương pháp tính theo lợi tức. Chẳng hạn khi định giá một phần mềm mà buộc phải vận dụng kỹ thuật định giá theo lợi tức thì hầu như không thể thực hiện được hoặc thực hiện rất hình thức. Thực sự việc định giá tài sản vô hình là khó khăn và còn rất mới mẻ ở VN. Cái khó chính không phải ở tri thức về kỹ thuật định giá mà là ở các số liệu kinh tế vĩ mô (nhà nước, xã hội) và vi mô (doanh nghiệp ) làm đầu vào cho mọi kỹ thuật định giá. Tuy nhiên, cả các chủ doanh nghiệp , cả các cơ quan quản lý nên xem đây là trận chiến mà chúng ta phải thắng trong cuộc chơi kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và kinh tế toàn cầu. Không có con đường nào khác là chúng ta phải học và hành. Cứ rụt rè mãi thì mất mát ngày càng nhiều. Các chuyên gia am hiểu vấn đề này ở nước ta còn ít, nhưng khẳng định là có. Dù sao việc các chủ doanh nghiệp học để hiểu, để chỉ huy doanh nghiệp của mình trong trận chiến giành lấy những đồng tiền thật lớn nhờ tài sản vô hình là quan trọng hàng đầu và song song với nó là đào tạo gấp các chuyên gia về định giá tài sản vô hình và sử dụng hiệu quả các chuyên gia tư vấn này. Những lớp học về lý thuyết và thực hành định giá tài sản vô hình đang được mở ra ở Tp.HCM là cơ hội tốt để từng bước các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế quan tâm có thể bước đầu tích lũy tri thức về vấn đề này. [b]Tài sản hữu hình[/b] Quản lý tài sản hữu hình đã là một thách thức. Quản lý tài sản vô hình, thách thức càng lớn hơn nhiều. Đối với các doanh nghiệp trẻ, tài sản vô hình chiếm một "tỷ trọng" rất lớn trong sự thành công, bởi lúc này, những tài sân hữu hình như tài chính, vốn liếng, trang thiết bị, công nghệ, sản phẩm… chưa phải là thế mạnh của họ. Những người được gọi là "tay trắng làm nên" hầu hết đều là những người biết cách biến tài sản vô hình thành sức mạnh, trong khi tài sản hữu hình hầu như chưa có gì. Trong số đó, thứ "vũ khí lợi hại" là các mối quan hệ và kỹ năng mở rộng mạng lưới giao tế trong kinh doanh. Vậy nên thiết lập và quản lý thứ tài sán này như thế nào? Nhận diện "tài sản" trong các mối quan hệ Mạng lưới mối quan hệ của một cả nhân là thành tố quan trọng cấu thành nên giá trị thương hiệu bản thân của một con người. Đối với một doanh nhân, mối quan hệ quen biết, bạn hàng, đối tác là cực kỳ quan trọng (nhưng không phải ai cũng ý thức hết tầm quan trọng đó để luôn vun vén và bảo vệ, đặc biệt là khi công việc làm ăn còn suôn sẻ, khi khách hàng, đối tác đang dồi dào). Từ một đối tác, một khách hàng, mối quan hệ có thể sẽ dắt dây, nối cầu đến nhiều "cảnh cửa" mới. Vì thế, một đối tác sẽ không đơn thuần là một đối tác, mà là một đầu mối, một cảnh cửa giúp doanh nhân mở ra một thế giời rộng hơn. Điều đó có nghĩa là, mỗi mối quan hệ đều là một khối tài sản. Có rất nhiều doanh nghiệp, nhờ có nhang mối quan hệ tốt đẹp, đã gặp được nhà đầu tư, đơn vị đỡ đầu, giúp thay đổi mạnh mẽ qui mô và con đường kinh doanh. Có nhang doanh nghiệp khi lâm nguy, nhờ có những khách hàng tốt hào hiệp đồng hành và cứu giúp, mới thoát khỏi hoạn nạn. Sức mạnh của những mối quan hệ có tính chất sống còn như thế. Tuy nhiên, còn có rất nhiều người vẫn đang giữ tư tưởng tiêu cực thiển cận khi nhìn nhận về các mối quan hệ này. Khi một người phản xét người khác kiểu như: "Công ty A nhờ Công ty B cứu nên mới thoát đó chứ. Nếu chỉ một mình đố mà đứng vững!" , hay "Giám đốc của doanh nghiệp X nhờ quen biết với quan chức Y nên mới được bảo kê, chứ một mình thì tài cản gì mà làm nổi?", có nghĩa là đã hoàn toàn phủ nhận vai trò của các mối quan hệ cá nhân. Ngoại trừ nhũng mối quan hệ theo kiều "thế lực ngầm", thì còn lại, nhũng cách sử dụng mối quan hệ đề biến thành sức mạnh hình hình là một kỹ năng và vũ khí mà những doanh nhân giỏi không thể thiếu. Vì thế, nên nhìn nhận điều này ở góc độ tích cực hơn là loại trừ (mà đa phần những người loại trừ là nhũng người không có được nhang mối quan hệ như thế). Thiết lập quan hệ cá nhân Đối với một doanh nhân trẻ, tư tưởng cầu tiến và "mở cửa" là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp bạn luôn ở tu thế sẵn sàng tiếp nhận, kiên nhẫn sàng lọc những người bạn mới. Khi đột ngột nhận được một lời mời gặp mặt, đề nghị đối thoại mà không rô tại sao phía bên kia biết mình để mời, họ là ai, tốt hay xấu, người tiêu cực thường hay nghĩ đến những nguy cơ. Sợ bị lừa, sợ phí thời gian, thậm chí vì lười biếng, người tiêu cực sẽ quẳng vào sọt rác những thư mời như thế. Trong khi đó, người tích cực sẽ đến thử xem đó là đâu, người ấy là ai, rồi tốt xấu thế nào từ từ phân định. Những cuộc "thâm nhập" bất ngờ như thế là một cách bắt đầu của những mối quan hệ mới. "Ngày nay, dữ liệu về doanh nghiệp và cá nhân đều là thông tin mở. Người khác biết đến chúng ta qua mua bán thông tin hay giới thiệu lẫn nhau. Vì vậy, đừng thắc mắc khi vì sao có nhũng người lạ biết đến chúng ta. Họ "nhắm" vào mình, nghĩa là mình và họ có thể có mối liên quan gì đó với nhau. Nghĩa là, họ cũng có thể sẽ là đối tượng của mình. Cho nên, tôi đón nhận tất cả những cơ hội mới" - Anh Trần Tuấn Khải, Giám đốc Công ty thiết bị nội thất và rèm cửa Dream House, chia sẻ kinh nghiệm. Anh còn cho biết những đối tác đắt giá hiện nay của anh đều có được từ những ngày chịu khó đi giao lưu, gặp gỡ, tham gia Hội thảo của các hội, câu lạc bộ, tổ chức doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí cả trong các Hội chợ quốc tế. Cũng theo anh Khải, nói chung, các doanh nhân trẻ nên chuẩn bị đầy đủ những điều kiện chủ quan để sẵn sàng đón nhận những quan hệ mới, đóng thời, biết tận dụng tất cả nhũng đầu mối, cơ hội để giới thiệu và kết bạn bằng sự chân thành, có mục đích thực sự, chứ không chỉ tham gia các hoạt động giao lưu, giao tế rụt rè, nửa vời. Bảo vệ tài sản vô hình Khi ý thức được mỗi mối quan hệ đều có thể trở thành tài sản, mỗi người sẽ có kế hoạch bảo vệ tài sản kỹ lưỡng. Sự bảo vệ tốt nhất luôn bắt đầu từ khâu chăm sóc. Hầu hết mọi người đang chỉ đơn thuần giữ các mối quan hệ của mình bằng cách lưu giữ namcard hoặc số điện thoại. Đây là cách lưu giữ thô sơ và lỏng lẻo, bởi bạn có thể lãng quên, hoặc thất lạc. Vì vậy, hãy tổ chức những “list”, bạn bè riêng, có phân chia từng lĩnh vực, cấp độ liên quan đến bạn và ghi chú cẩn thận về những thông tin, hiểu biết, ấn tượng về từng đối tác qua mỗi lần tiếp xúc. Cách này sẽ giúp bạn lưu giữ chính xác cảm nhận của chính mình về đối tác đề trở thành những nhận định, phân tích hợp lý nếu có dịp hợp tác với nhau. Mặt khác, khi cần, bạn có thể dễ dàng nhận diện được những đầu mối mà mình nên tìm đến. Trong quá trình hợp tác với bất kỳ đối tác nào, dù có những lúc không suôn sẻ, bất man lẫn nhau, cách tốt nhất là thảo luận sòng phẳng và đề lại ấn tượng tốt cho đối tác dù không còn tiếp tục làm ăn với nhau nữa. Trong trường hợp chính bạn là người gây sự cố đừng hành xử theo kiểu "bỏ của chạy lấy người", mà nô lực khắc phục thiệt hại, làm cho đối tác thấy được thiện chí của mình, vì có rất nhiều khả năng bạn sẽ gặp lại "người cũ” hay có những mối quan hệ mới liên quan đến "người cũ”. Mặt khác, đừng nên chỉ tìm đến đối tác, bạn bè mỗi khi có việc cần, mà trong khả năng có thể của mình, hãy luôn chăm sóc các mối quan hệ bằng sự chân thành.