Tại sao trong quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản thì lợi nhuận có thể lớn hay nhỏ hơn giá trị thặng dư?

hao
hao
Trả lời 9 năm trước
Chào bạn!
*Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản :
Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa.
Công thức vận động của tư bản thương nghiệp :
T – H – T’
Công thức này giống công thức chung của tư bản, tuy nhiên nó chỉ giới hạn trong lĩnh vực lưu thông. Ở công thức này, tư bản thương nghiệp thay mặt người mua ứng tư bản tiền tệ để mua hàng hóa của nhà tư bản công nghiệp. Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp được tách ra, có nhiệm vụ chuyển hàng thành tiền (H’ – T’), nó chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông và không mang hình thái tư bản sản xuất.
Tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản được tách ra từ tư bản công nghiệp do sự phát triển của phân công lao động xã hội, nhưng với chức năng chuyên môn riêng nên tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc, vừa độc lập với tư bản công nghiệp. Sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã làm cho lưu thông hàng hóa thuận lợi, thị trường mở rộng, tốc độ chu chuyển của tư bản tăng lên và từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung.
* Lợi nhuận thương nghiệp:
Hoạt động của tư bản thương nghiệp, nếu gạt đi những chức năng khác liên quan như: bảo quản, đóng gói, chuyên chở, mà chỉ giới hạn ở chức năng chủ yếu là mua và bán, thì không tạo ra gía trị cũng như gía trị thặng dư. Nó chỉ làm nhiệm vụ thực hiện gía trị và gía trị thặng dư và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển sản xuất và tái sản xuất TBCN. Tuy không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng nó vẫn tham gia vào quá trình phân chia gía trị thặng dư, dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp trên thực tế là chênh lệch giữa gía bán và gía mua. Nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hóa thấp hơn gía trị và khi bán thì họ bán đúng với gía trị của hàng hóa, nhưng vẫn có được lợi nhuận do tư bản công nghiệp chuyển nhượng cho.
Ví dụ : Một nhà tư bản công nghiệp có lượng tư bản ứng trước (k) là 900 đơn vị tiền tệ (đvtt); với tỷ lệ c/v = 4/1, như vậy sẽ có: 720c +180v; giả sử m’ =100%, thì tổng gía trị hàng hóa sẽ là :
720c + 180v + 180m = 1080 đvtt
Nếu tư bản công nghiệp trực tiếp bán hàng hóa đúng với giá trị, thì họ sẽ thu được toàn bộ 180m và tỷ suất lợi nhuận công nghiệp sẽ là:
180đvtt
P’CN = -------------- x 100% = 20%
900đvtt
Gỉa sử nhà tư bản công nghiệp không bán hàng hóa mà chuyển cho tư bản thương nghiệp bán hàng hóa và tư bản thương nghiệp ứng ra 100 đvtt tư bản để mua từng phần hàng hóa của tư bản công nghiệp. Như vậy, tổng tư bản ứng ra là 900 đvttt + 100 đvtt = 1000 đvtt . Tỷ suất lợi nhuận bình quân của tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp sẽ là :
180
P’chung = --------------- x 100% = 18%
900 + 100
Theo tỷ suất lợi nhuận chung này thì lợi nhuận mà nhà tư bản công nghiệp và thương nghiệp thu được là:
PCN = 900đvtt x 18% = 162đvtt
PTN = 100đvtt x 18% = 18đvtt
Như vậy, nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với gía là: 900đvtt + 162đvtt = 1062đvtt. Nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa cho người tiêu dùng theo đúng gía trị hàng hóa, tức là: 1062đvtt + 18đvtt = 1080đvtt. Chênh lệch giữa gía bán và gía mua chính là lợi nhuận thương nghiệp (phần chênh lệch này còn gọi là chiết khấu thương nghiệp).
Vậy lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất, mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp, do bán hàng hóa cho nhà tư bản công nghiệp.
Ngoài ra, tư bản thương nghiệp còn thu được lợi nhuận cao hơn do đầu cơ để nâng giá bán, hoặc bán cao hơn giá trị thực của hàng hóa.

Source:

Câu 2:
Địa tô tư bản chủ nghĩa :
* Sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp
Trong lịch sử, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp được hình thành theo hai con đường chính:
Thứ nhất, dần dần chuyển nền nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sử dụng lao động làm thuê. Đó là con đường của các nước Đức, Ý, Nga, . . .
Thứ hai, thông qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ chế độ canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Đó là con đường diễn ra ở các nước Pháp, Anh, . . .
Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là sự tham gia của 3 giai cấp chủ yếu: chủ sở hữu ruộng đất (địa chủ), nhà tư bản thuê ruộng đất để sản xuất kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuê cho nhà tư bản.
* Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa:
Cũng giống như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì phải thuê ruộng đất của địa chủ nên ngoài lợi nhuận bình quân, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp còn phải thu thêm được một phần gía trị thặng dư dôi ra nữa, tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài, do tính độc quyền trong sản xuất nông nghiệp, phần lợi nhuận siêu ngạch này được nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp trả cho chủ đất dưới hình thái địa tô.
Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa (R) là phần lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra và nhà tư bản thuê đất phải nộp cho chủ sở hữu ruộng đất.
Địa tô chính là một bộ phận gía trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư vào nông nghiệp (lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp).
* Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa:
Địa tô chênh lệch:
Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch được xác định bằng chênh lệch giữa gía cả sản xuất chung của thị trường với gía cả sản xuất cá biệt của một số doanh nghiệp. Nhưng khác với công nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp ổn định ở những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi, do ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản, ruộng đất tốt xấu khác nhau, điều kiện thuận lợi khác nhau dẫn đến gía cả sản xuất cá biệt của từng đơn vị sản phẩm trên từng loại đất có sự khác nhau, mà gía cả của sản phẩm nông nghiệp được xác định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất, để đảm bảo cho nhà đầu tư vào nông nghiệp trên ruộng đất xấu vẫn thu được lợi nhuận bình quân. Khoảng chênh lệch về gía trị thặng dư thu được ở điều kiện sản xuất thuận lợi so với điều kiện sản xuất xấu nhất là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này sẽ được chuyển hóa thành địa tô chênh lệch.
Như vậy, địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch, thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, nó là chênh lệch giữa gía cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và gía cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt, trung bình, hoặc có vị trí thuận lợi.
Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch, nguồn gốc của nó là phần gía trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn liền với độc quyền kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản chủ nghĩa.
Có hai loại địa tô chênh lệch: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch_II.
Địa tô chênh lệch I : là địa tô chênh lệch thu được trên ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt), có vị trí thuận lợi (gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông).
Ví dụ: Địa tô chênh lệch I thu được trên ruộng đất có độ màu mỡ và tốt.
Loại ruộng TB đầu tư p
Sản lượng
( tạ) Gsx
cá biệt Gsx
chung R chênh lệch I
Tổng SL của
1 tạ của
1 tạ Tổng
SL
Tốt 100 20 6 120 20 30 180 60
T.Bình 100 20 5 120 24 30 150 30
Xấu 100 20 4 120 30 30 120 0
Địa tô chênh lệch II : là địa tô thu được do thâm canh.
Thâm canh là tăng vụ, hoặc đưa tiến bộ kỹ thuật mới làm tăng độ màu mỡ trên mảnh ruộng đó, từ đó nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác.
Địa tô tuyệt đối: Địa tô tuyệt đối là địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho chủ đất dù thuê ruộng đất tốt hay xấu.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, do có sự độc quyền tư hữu ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của sản xuất trong nông nghiệp, nên nông nghiệp thường lạc hậu hơn so với công nghiệp, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn trong công nghiệp. Vì vậy, nếu tỷ suất giá trị thặng dư ngang nhau, và với một lượng tư bản ứng ra bằng nhau, thì lượng gía trị thặng dư thu được trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn lượng gía trị thặng dư thu được trong công nghiệp.
Ví dụ: có hai nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp đều có số tư bản 100, cấu tạo hữu cơ (c/v) của tư bản trong công nghiệp là 4/1, cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp là 7/3, vì nông nghiệp thường sử dụng nhiều lao động hơn. Giả sử m’ = 100% (cả nông nghiệp và công nghiệp), thì tổng giá trị sản phẩm và gía trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh vực sẽ là :
CN: 80C + 20v + 20m = 120
NN: 70C + 30v + 30m = 130
Chênh lệch giữa tổng gía trị sản phẩm nông nghiệp với tổng giá trị sản phẩm công nghiệp là: 130 - 120 = 10 đây chính là địa tô tuyệt đối, phần chênh lệch này nhà tư bản đi thuê đất phải trả cho địa chủ. Sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản quá trình tự do di chuyển tư bản từ các ngành khác vào nông nghiệp và do đó đã ngăn cản quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữa nông nghiệp với công nghiệp và các ngành khác.
Vậy địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là chênh lệch giữa gía trị nông sản phẩm và gía cả sản xuất chung của các ngành khác trong xã hội..
Chúc vui!