Chào các Bạn!.Mình có một số câu hỏi về kinh tế môn phân tích tài chính doanh nghiệp sắp phải thi(thứ 7 tuần này là thi oy.hix).Bạn nào biết giup voi

Câu 1: Thuật ngữ tài chính có câu “lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn”.Mối quan hệ này còn đúng hay không khi nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro?tại sao? Câu 2: Nếu lãi suất tiết kiệm tiền gửi của nền kinh tế là 100% hoặc 0% thì tiền còn giá trị hay không? Câu 3: Phân tích tại sao các công ty đều thấy rỏ lợi thế khi sử dụng nợ vay nhưng họ không tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay trong các hoạt động của mình. Câu 4: Nếu ROS của công ty A lớn hơn công ty B thì liệu công ty A có hoạt động tốt hơn công ty B không?tại sao? Câu 5: Nếu ROE của công ty A lớn hơn công ty B thì liệu công ty A có hoạt động tốt hơn công ty B không?tại sao? Câu 6: Nếu P/E của một công ty bằng 10,có nghĩa là để có 1 đồng thu nhập thì phải bỏ vào công ty 10 đồng.Hỏi nếu P/E = 1 thì có hấp dẫn đối với nhà đầu tư không?tại sao? Bạn nào biết được câu nào thi reply mình câu đóa sớm sớm nha.Cám ơn các bạn!!
nguyen thanh ngoc
nguyen thanh ngoc
Trả lời 14 năm trước
Minh tra? lòi câu 1 nha!! Trong cuộc cạnh tranh thị trường kịch liệt này, nhà đầu tư như người lính ra trận, coi thường cái chết, thấy nguy hiểm không run sợ, dám chấp nhận rủi ro, mới mong giành thắng lợi trong thương chiến. Bất kỳ một nhà đầu tư nào thường cũng đều mang ý nghĩ chạy theo mối lời mà không kìm giữ nổi cho nên muốn chinh phục, ý muốn mạo hiểm thường cùng nảy sinh một lúc. Để giành được mối lợi nhuận lớn trong cạnh tranh thị trường, họ thường dốc hết năng lực của mình ra và kết quả không ít doanh nghiệp đã trở lên lớn mạnh. Theo các chuyên gia, thực tế cho thấy, không có sự lãnh đạo mạnh mẽ, doanh nghiệp của họ sẽ đổ vỡ. Nếu không có những mưu cao kế lạ để mạo hiểm, họ sẽ không giành được thắng lợi vẻ vang trong cạnh tranh. Nhiều nhà doanh nghiệp hiện đại, thường thường bị mất mát trong nhiều sự hạn hẹp. Bởi đứng trước rủi ro, không phải ai cũng đều dám xông lên. Mạo hiểm là dũng cảm và khí phách của những người quyết sách thuộc tầng lớp cao trong doanh nghiệp. Trong gian nguy có sự bình an, trong mạo hiểm có lợi ích, muốn có được thành tích hơn người, phải dám mạo hiểm. Không mạo hiểm, thì lấy đâu ra cơ hội? Đối với một nhà doanh nghiệp mà nói, rủi ro và lời lãi cùng tồn tại, nếu chỉ thấy lãi mà không biết có sự rủi ro đang tồn tại, thế thì chẳng khác gì lạc quan tếu. Nếu chỉ thấy rủi ro mà coi nhẹ sự tồn tại của lời lãi, thì sẽ mất thời cơ khó thành nghiệp lớn. Nhà kinh doanh nên nắm lấy một nguyên tắc: Trong điều kiện đã biết có rủi ro, cố hết sức để sự đầu tư của mình được tốt nhất. Trong điều kiện đã xác định được mối lời, cố hết sức để rủi ro giảm đến mức thấp nhất, tránh mạo hiểm mù quáng. Các chuyên gia đúc kết, ở những nơi cạnh tranh, tuy không ngửi thấy mùi thuốc súng, nhưng cũng là nơi đầy rẫy rủi ro và nguy hiểm. Do vậy, khi đứng ở nơi này nếu không dùng những bàn chân e sợ rụt rè, anh muốn thắng thì không sợ phải chiến đấu, phải có dũng khí chấp nhận hai quân giáp chiến ai dũng cảm thì thắng, người nào không dám vượt rủi ro, thì không thể thành công được. Nhất là ở giai đoạn mới lập nghiệp, muốn có sự nghiệp dám mạo hiểm, phải biết mạnh dạn tiêu tiền và phải biết tiêu tiền. Nếu một người đi buôn mà chưa lỗ vốn lần nào, thì không nên trọng dụng người đó. Bởi vì điều đó nói lên rằng anh ta thừa cẩn thận, nhưng lại thiếu gan dạ. Rủi ro và hiệu quả thường tỷ lệ thuận với nhau. Nếu rủi ro ít thì sẽ có nhiều người đi săn đuổi cơ hội đó và hiệu quả cũng sẽ không lớn. Nếu rủi ro nhiều, thì sẽ có nhiều người nhìn mà sợ, cho nên hiệu quả thu được cũng sẽ lớn hơn. Từ ý nghĩa đó mà nói, rủi ro chính là hiệu quả, rủi ro lớn lao sẽ mang lại hiệu quả lớn lao.