Làm sao để dạy trẻ không ích kỷ?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 10 năm trước

Làm cha làm mẹ luôn là một trách nhiệm rất khó khăn. Mỗi bậc làm cha làm mẹ đều luôn phải lo lắng làm sao nuôi dạy con cho tốt, để trở thành một người có ích cho xã hội.

Làm cha làm mẹ luôn là một trách nhiệm rất khó khăn. Mỗi bậc làm cha làm mẹ đều luôn phải lo lắng làm sao nuôi dạy con cho tốt, để trở thành một người có ích cho xã hội. Trẻ nhỏ khi sinh ra giống như một tờ giấy trắng, ngây thơ và hồn nhiên. Tờ giấy đó sạch hay bẩn, đẹp hay xấu đều phụ thuộc tất cả vào cách dạy bảo của bố mẹ.

Trong những thói xấu của con người thì bản tính ích kỷ luôn bị xã hội chỉ trích hàng đầu. Ích kỷ là “cái gốc của mọi tính xấu” , là “sự thắng thế của phần con”, khiến cá nhân không thể sống hòa nhập vào một tập thể, vào cộng đồng.

Đối với trẻ con, nếu không có sự dạy bảo của cha mẹ thì sẽ rất dễ mắc phải bản tính ích kỉ.Quá trình tu dưỡng đạo đức cho trẻ, không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà phải là một quá trình.Quá trình đó dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào những đấng sinh thành.

Để con cái không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm cho con cái, mở lòng mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người để con cái có thể thấy được và noi theo những hành động của bố mẹ. Những hành động đó có thể là cho tiền những người hành khất, đưa một người già sang đường hay thường xuyên giúp đỡ những người hàng xóm của nhà mình. Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ cũng tham gia vài những hoạt động có ích này, để trẻ nhận thức được rằng đây là những hành động tốt và được mọi người khuyến khích.

Trong những hoạt động vui chơi hàng ngày của bé, hãy khuyên bé chia sẻ đồ chơi với những người bạn khác, không nên chỉ giữ khư khư cho riêng mình. Bên cạnh đó, bạn cũng phải dạy trẻ biết cách cảm thông cho những cảm xúc, tâm trạng của những người xung quanh mình. Tuy nhiên, để dạy bé điều này, bố mẹ hãy là người đầu tiên thực hiện, gương mẫu cho con. Khi có ai đó tìm đến bạn, tìm đến sự động viên an ủi thì cho dù có bận như thế nào đi chăng nữa thì hãy gác mọi việc sang một bên và ngồi lắng nghe những tâm sự của người đó, với sự cảm thông chia sẻ.

Bạn muốn con là người hào phóng và rộng lượng? Một lần nữa, bạn phải là một tấm gương sáng.Để con biết rằng, bố mẹ là những người có tấm lòng nhân ái, bằng cách thường xuyên làm từ thiện ở đia phương, thể hiện sự tích cực trong những chương trình phát động quyên góp của xã phường. Khuyến khích trẻ đem những món đồ chơi hay quần áo trẻ không chơi, không mặc nữa tặng những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Để trẻ trực tiếp đưa những món quà từ thiện đó đến tận tay những người có hoàn cảnh cơ nhỡ, hoặc đến các cơ quan địa phương. Hành động này sẽ khiến trẻ cảm nhận được rằng, mình đã làm được một việc rất tốt và mọi người ai cũng khen ngợi mình, đó là một nguồn động viên rất lớn đấy bạn ạ.

Dạy con biết cách nhận lấy và cho đi. Khi nhận một món quá từ người khác không đơn thuần chỉ nói lời cẩm ơn mà còn có những hành động thể hiện. Mỗi lần trẻ nhận được quà từ một ai đó, hãy khuyến khích trẻ viết một tấm thiếp ghi lời cảm ơn của mình

Làm một người cha người mẹ nuôi dạy con thành công không phải là một chuyện dễ dàng, đó là một thử thách rất lớn trong cuộc đời. Song, nếu thành công thì trái ngọt bạn thu về được là rất lớn. Đó không phải là tiền bạc, là vật chất mà là đứa con tinh thần, một người con ngoan – Đó chính là thành quả và niềm vui lớn nhất trong cuộc đời mỗi người làm cha làm mẹ.