Phải làm gì khi con học kém toán đố?

Con tôi học lớp 4 nhưng cháu làm toán đố (toán giải có lời văn) rất kém. Mong được sự tư vấn của quý toà soạn cùng bạn đọc, để giúp cháu tiến bộ hơn. Chân thành cảm ơn.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Trước đây em cũng từng là một học sinh làm toán đố rất kém, và qua quá trình tự học em đã hiểu được vấn đề tại sao mình không biết làm toán đố!

có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân thứ nhất: là do tâm lý bản thân của học trò đó, làm cho học sinh đó cảm thấy nó là một vấn đề khó, nên dẫn đến không đọc kỹ đề bài, đưa đến không tự suy luận được yêu cầu bài toán đặt ra là gi? khi không suy nghĩ được cách trả lời thì không màyi mò làm tiếp, hoặc làm đại khái qua loa! từ từ dẫn đến chuyện không làm được toán đố luôn.

Nguyên nhân thứ hai là mất cân bản toán học về các phép toán cộng trừ nhân chia! không biết các thuật ngữ như: "gấp bao nhiêu lần" hay "kém hơn" hay "it hơn" hay "nhiều hơn" thì vô phương làm được toán đố!

và hai nguyên nhân này cần phải giải quyết nguyên nhân thứ nhất là tâm lý không làm được toán đố của bản thân học sinh! chị chịu khó rèn luyện với cháu, nên đưa các bài toán đố cơ bản, cho bé làm, làm được thì bé sẽ tự tin hơn, chị nên hết sức kiên nhẫn để dạy bé, đừng nạt nộ bé, sẽ làm bé sợ và chắc chắn là không làm được toán đố!

Bên cạnh đó, chị cũng mua một quyển sách tham khảo cho bé, để bé tham khảo thêm, và tất nhiên cần có sự trợ giúp của cô đối với cháu! Vấn đề chỉ là tâm lý thôi, chứ toán đố cũng không đánh đố nhiều lắm đâu!

pq
pq
Trả lời 14 năm trước

Giúp trẻ học toán đố


Tôi có 2 cháu một lớp 3 một lớp 6. Qua kinh nghiệm dạy các cháu học, tôi thấy:
Toán đố lớp 4 là sự kế thừa của lớp 3 (các bài toán: lớn hơn; kém hơn; gấp nhiều lần; một phần...). Do đó chị nên cho cháu ôn lại phần căn bản về toán đố lớp 3. Khi cho đề bài nên qui các loại hàng hóa về bánh kẹo (VD: số kg gạo, lít dầu, viên bi...).
Chúc con chị học giỏi.

biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước

Chị hãy thử thay đổi đối tượng của bài toán

Kính gửi Chị Thủy, Hồi còn đi học, hồi bé xíu ấy. Em rất thích làm toán đố, nhưng em thường thay đổi đề bài chuyển bài toán nói về đối tượng mà em thích: VD: Hồi xưa toán đố thường là những bài toán về bút chì, số tuổi của em, số cây trong vườn (em chả thích cái nào cả). Nhưng em thích bắn bi, tạt hình, đá dế, ... và em thường làm toán về số lượng bi, số tấm hình số con dế... vậy mới có hứng. Chúc bé của Chị mau giỏi nhé Thân

lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước

Đặt ra câu hỏi để bé phân tích

Chị có thể cho bé đọc kĩ bài toán 1-2 lần. Đặt ra những câu hỏi để phân tích, giúp bé nắm những dữ liệu đã cho (Trong bài toán mình đã biết cái gì? bao nhiêu). Rồi hỏi bé: Bài toán hỏi cái gì? Từ những dữ liệu có sẵn, chị hỏi những câu hỏi gợi mở, có thể dùng hình vẽ, que tính, hoặc tất cả những thứ có thể dùng để đếm (hạt đậu, đồng tiền xu, que kem, ... những dụng cụ trực quan này rất quan trọng) giúp bé hình dung tốt hơn, để bé có thể quyết định phải sử dụng phép toán nào (cộng, trừ, nhân, hoặc chia).

Khả năng giải toán đố liên quan đến khả năng đọc hiểu, vì vậy chị nên cho bé đọc sách nhiều hơn. Tốt nhất là nếu có thời gian, chị có thể cùng đọc với bé, cùng thảo luận với bé. Chị đừng quên những lời khen để động viên bé. Những lời chia sẻ của tôi không phải la cách tốt nhất, nhưng hi vọng sẽ giúp được chị. Chúc bé mau giỏi.
(Tôi trình bày không cụ thể lắm, nếu chị cần trao đổi thêm, chị có thê liên lạc với tôi qua email binhle2604@yahoo.com)

roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước

Nên tập cho bé thói quen đọc kĩ đề bài

Tôi tuy là một CBNV thôi nhưng cũng đã có trên 10 năm đi dạy học, dù chỉ là dạy kèm các em theo nhóm tại nhà. Kinh nghiệm của tôi cho thấy, không riêng gì con Chị Thủy mà có rất nhiều em nhỏ bị rơi vào hoàn cảnh như vậy. Tôi hy vọng những góp ý của tôi sẽ giúp ích được cho bé.

Đa số các em đều không hiểu rõ những dữ liệu và yêu cầu thực sự mà đề bài đưa ra. Nguyên nhân chủ yếu là các em chưa đọc kĩ đề bài và không có trí liên tưởng.

Để khắc phục vấn đề này, chị có thể tập cho bé một vài câu đố vui mang ý nghĩa toán học , ví dụ:
"Có 4 trái cam, đem chia cho 3 người, đố con làm sao chia được một người 2 trái?" (Nên đọc cho em, không nên viết ra và chỉ đọc tối đa không quá 3 lần).
Câu đố này đa số các em đều trả lời sai và cho rằng ta đố "mẹo". Khi đó ta chỉ ra rằng: sở dĩ con trả lời sai vì con không nghe kĩ đề bài. "Một người", chứ không phải là "mỗi người". Như vậy nếu con nghe kĩ thì con dễ dàng đem 3 trái chia cho 3 người, còn trái cuối cùng con cho một trong 3 người đó. Dĩ nhiên sẽ có "một" người được 2 trái thôi!
Như vậy con thấy đấy, để làm được tốt các bài toán đố con nên đọc thật kĩ đề bài!

Câu đố này tôi thường đem ra đố các học sinh của mình khi tiếp nhận lớp học mới.

Chị cũng có thể tập cho cháu liên tưởng như: "Vừa gà vừa chó là 36 con, bó lại cho tròn 100 chân chẵn". Hỏi bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?
Đối với đề bài này, nếu các em lập phương trình hay hệ phương trình thì dễ rồi. Nhưng cũng có cách giải vui hơn, dễ hiểu hơn: Ta bắt tất cả xếp hàng, để 2 chân lên bàn. Như vậy, trên bàn sẽ có 72 cái chân (vì là 36 con). Như vậy số chân còn lại là 100 - 72 = 28 chân. Số chân này là chân của chó (Vì gà hết chân rồi!), mỗi con chó còn lại 2 chân nên số Chó là 28:2 = 14. Số gà là 36 - 14 = 22 con gà!

Chúc cháu bé con chị học giỏi hơn, đặc biệt trong môn toán đố!

biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước

Luyện tư duy cho bé bằng các bài toán từ dễ đến khó

mình nghĩ bạn nên cho bé thoải mái, vui chơi sáng tạo. Bạn đã đăng câu hỏi lên thì chắc cũng băn khoăn lắm nên mình nói trước vậy. Ngày trước mình cũng thuộc hàng học sinh trung bình cấp 1,2 nhưng khi lên cấp 3 thì mọi chuyện khác hẳn. Cấp nhỏ thì bạn đừng đòi hỏi cháu nhiều, chỉ cần bé không thua hụt các bạn trong lớp là được. Cho bé thoải mái học hành, bạn có thể luyện tập tư duy cho bé bằng các bài toán vui từ dễ đến khó (có thể mua sách tham khảo) chỉ cần bé thấy thoải mái và vui vẻ khi học là được rồi.

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 14 năm trước

Kinh nghiệm dạy con của gia đình tôi

Về vấn đề chị nêu, trước tiên phải xem thực lực của con chị: Cháu có học giỏi môn Toán ngay từ các lớp dưới hay không? Cháu có bị mất căn bản môn Toán hay không? Mất căn bản từ khối lớp nào? Không riêng môn Toán, môn Tiếng Việt hay các môn ngoại khóa, cháu học có tiến bộ không?
Khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao con em mình học kém, học kém một trong các môn... thì ta mới có thể gỡ rối và tìm hướng giúp cháu tiến bộ hơn trong học tập.

Tôi có một cháu đang học cùng khối lớp 4 như con chị. Suốt 4 năm qua, tự tôi theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc học của con, dù tôi cũng rất bận. Lấy từ kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân, sau khi con đi học về tôi thường hỏi thăm việc học trong lớp hôm nay như thế nào, con có khó hiểu về điều gì hay không, đặc biệt là 2 môn chính: Toán và Tiếng Việt. Nếu có gì, thường con hay tâm sự, và thế là tôi kịp thời giúp cháu nắm bắt vấn đề ngay sau đó.

Bên cạnh, tôi thường cho cháu làm một số bài tập xoay quanh bài cháu vừa học trong lớp và hướng dẫn cháu làm các bài tập mới để chuẩn bị cho buổi học sau. Các bài tập này không khó tìm, chỉ cần mua ở các hiệu sách. Cha mẹ cũng phải giành thời gian kiểm tra bài tập ngay sau khi cháu làm, vì nếu cháu làm sai, ta phải chỉ chỗ sai để cháu sửa và rút kinh nghiệm.

Điểm lưu ý, nếu ta thấy cháu yếu môn nào, thì nên đầu tư thời gian nhiều hơn cho môn đó. Không nên nhồi nhét hết vào đầu cháu những gì ta muốn mà chỉ cần làm vừa đủ và đúng yêu cầu mà thôi.
Con tôi chỉ bắt đầu soạn bài vở lúc 19g. Học và làm bài tập cũng chỉ kết thúc lúc 20g30 (khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ). Thứ bảy và chủ nhật giành thời gian cho cháu thoải mái và tự do.
Con tôi không học thêm ở bên ngoài nhưng suốt 4 năm qua, cháu đều đạt điểm cao trong các kỳ thi học kỳ và là học sinh giỏi suốt thời gian qua.
Thân chào chị.

tun oi
tun oi
Trả lời 14 năm trước

Chị hãy dạy cháu cách tính nhẩm

Rất đơn giản nhưng cũng khó khăn đấy:
Hàng ngày, chị hãy dành 10 phút cùng tính nhẩm với cháu. Có thể ngồi cạnh đường quan sát biển số xe máy rồi lấy các con số cộng lại, cũng có thể giở một trang nhiều con số, cứ tách ra cộng vào, chơi với cháu (tôi thì hay đi xe máy và cho cháu ngồi trước, bố đọc đề ra, con đọc kết quả). Sau 2 tuần chắc kết quả sẽ làm chị vui mừng.
Còn nếu liên tục luyện thì quá tốt rồi. Hết cộng chuyển sang nhân nhẩm hai chữ số với hai chữ số, đầu tiên là với 10; 11; 25; 19; 21. Sau thì các con số tự do. Nhưng chị cứ dành vài tháng cho phép cộng đã.
Khó khăn là mỗi ngày 10 phút, đều như "vắt chanh".
Chúc chị may mắn.

ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 14 năm trước

Chia sẻ của người làm ngành giáo dục

Tôi công tác trong ngành GD đã nhiều năm, những trăn trở của tôi cũng giống như Chị. Đối tượng HS Tiểu học (từ lớp 2 đến lớp 5) khi gặp dạng toán có lời văn phần lớn các em mắt phải nhiều sai lầm chứ không phải riêng con của Chị. Theo tôi để giải được dạng toán này HS phải làm tốt các công việc sau:
1. Đọc và hiểu đề toán hỏi gì?
2. Phải biết tóm tắt được đề toán .
3. Trả lời được các câu hỏi của đề toán.
4. Thực hiện đúng các phép toán.
Hoặc Chị cho cháu tham khảo giáo trình: Thực hành giải toán. NXB ĐHSP Hà Nội Tập 1, 2 của tác giả PGS-TS Trần Diên Hiển.
Chúc cháu học tốt.