Khi nào thì thai máy và triệu chứng đau vùng khung chậu khi mang thai là thế nào?

Em đang có thai được 18 tuần 6 ngày. Và bé trong bụng đã bắt đầu "máy" nhẹ suốt ngày từ 2 tuần trước. 2 ngày gần đây em cảm nhận thấy bé yên lặng hơn, thỉnh thoảng chỉ gợn nhẹ như sóng thôi. Anh (chị) ơi cho em hỏi thời gian bé "máy" chuyển động trong bụng mẹ như vậy có bình thường không? Nhân tiện, em đã bắt đầu thấy rất đau vùng hông, háng nhiều khi cảm thấy rất khó khăn khi đi lại (hiện tại, em vẫn đi làm). Em nghe nói phải đến 3 tháng cuối mới thấy xuất hiện những cơn đau này phải không ạ ? Em xin cám ơn
biert rui
biert rui
Trả lời 15 năm trước
Khi mang thai đến tháng thứ 4, người mẹ sẽ cảm thấy thai máy cùng với sự tịnh tiến của thời gian, thai càng ngày càng máy rõ hơn. Khi thai từ tuần thứ 30 - tuần thứ 38 thì đạt đến đỉnh cao, một ngày một đêm có thể máy tới 130 lần. Số lần và cường độ thai máy thường đi theo một quy luật nhất định. Thai máy hơi ít vào sáng sớm, buổi tối thì thai máy nhiều hơn. Tiếng thai máy biểu thị tình trạng sức khỏe thai nhi khỏe mạnh, bình thường. Khi nhau thai bị lão hóa, tác dụng bị giảm đi, làm thai nhi bị thiếu ô xy mạn tính thì thai bớt máy, tình trạng này có thể kéo dài mấy ngày cho đến một tuần, nếu không kịp thời cứu chữa thì thai sẽ chết trong tử cung. Vì vậy, việc thai máy ít đi là một loại tín hiệu của tình trạng thai thiếu ô xy. Nhưng cũng nên chú ý, khi nhau thai bị thiếu ô xy cấp, mới đầu thai phụ chỉ cảm thấy thai máy không yên, vì thế người mẹ phải tự đếm số lần thai máy, theo dõi tình hình thai nhi ở trong tử cung, cần nhất là sau khi thai đầy 7 tháng. Phương pháp đếm số lần thai máy là: cứ vào sáng sớm, buổi trưa, buổi tối mỗi ngày, người mẹ mỗi buổi tự đếm số lần thai máy trong một tiếng đồng hồ, rồi cộng tổng số thai máy trong 12 tiếng đồng hồ nếu trong 12 tiếng thai máy trên 30 lần thì bình thường; nếu thai máy dưới 20 lần thì có nghĩa là thai bị ngạt trong tử cung, thai máy chưa đến 10 lần thì dự báo hậu quả không hay xảy ra. Khi phát hiện thấy thai máy có vẻ khác thường, người mẹ phải đến bệnh viện khám ngay. Khi có thai đến tháng thứ 7, thứ tám nếu người mẹ cảm thấy bụng đau từng cơn, âm đạo chảy ra mấy giọt máu thì phải nghĩ ngay đây có thể bị sinh con non, phải lên giường nằm nghỉ ngay và cho gọi bác sĩ đến khám và điều trị. Ngoài ra, khi mang thai có nhiều biến đổi xảy ra trên cơ thể người phụ nữ do các nội tiết tố gây nên. Và chính các thay đổi này đôi khi đem lại phiền toái cho phụ nữ. Một trong số những phiền toái mà các thai phụ hay gặp là đau lưng và đau vùng chậu. Chúng ta hãy thử tìm hiểu một số các cơn đau hay xảy ra và các nguyên nhân gây đau. Hội chứng đau vùng khung chậu biểu hiện bằng cơn đau ở vùng bụng thấp với cảm giác trì nặng ở vùng khung chậu, đau ở vùng háng và các cơn đau ở vùng mông và vùng thắt lưng cùng. Cơn đau thường xuất hiện ở ba tháng cuối thai kỳ. Tỉ lệ xuất hiện của các cơn đau này vào khoảng 14%. Thường khó có thể phân biệt với các cơn đau ở vùng khớp cùng chậu hay cơn đau thắt lưng. Thai phụ một khi đã bị đau ở lần có thai lần trước rất nhiều khả năng sẽ bị đau ở những lần có thai sau này. Những yếu tố tiên lượng cho cơn đau xảy ra bao gồm công việc không được thoải mái, không tập luyện thể dục thể thao và khoảng 37% thai phụ khi có cơn đau xuất hiện đã phải nghỉ không làm việc trung bình 12 tuần. Cơn đau khớp cùng chậu có vị trí xuất hiện ở khớp cùng chậu và sau đó lan ra mặt sau đùi không theo đường đi của rễ thần kinh rõ ràng. Cơn đau có thể phối hợp với cảm giác nặng vùng chậu ở khớp mu, trên khớp mu nơi có chỗ bám của cơ thẳng bụng và cơ tháp. Cơn đau xuất hiện khi đi và khi nằm ngửa xoay trở trên giường. Cơn đau xuất hiện liên tục để phân biệt với cơn đau do co thắt tử cung chỉ xuất hiện từng cơn. Cường độ đau có thể thay đổi từ cảm giác khó chịu khi đi cho đến mất cơ năng hoàn toàn khiến bệnh nhân không đi lại được hoặc cản trở bệnh nhân trong việc thực hiện công việc nhà, đi lại, hoạt động tình dục, công việc chuyên môn. Cơn đau khớp cùng chậu sẽ xuất hiện khi khám bằng cách ấn vào phần trên trong của mông hay gấp và dạng háng. Cơn đau khớp mu sẽ xuất hiện khi ấn vào mặt sau khớp mu khi khám phụ khoa. Cơn đau khớp cùng chậu và khớp mu được cho là hệ quả thay đổi hình thái của khung chậu do các vi cử động bất thường của hai khớp này do ngấm estrogen, có sự lỏng lẻo của mô liên kết ở các khớp vùng chậu. Đây là yếu tố thuận lợi khi sinh em bé nhưng đôi khi lại là nguyên nhân gây đau. Cơn đau khớp cùng chậu cũng còn do nguyên nhân vi chấn thương của mô liên kết do lực tác động của nhóm cơ duỗi thân mình để chóng lại lực gấp ra trước thân mình do trọng lượng của tử cung có chứa thai nhi. X-quang thường quy cho thấy hình ảnh xơ hóa vùng khớp, tuy nhiên không nên chụp X-quang lúc mang thai vì sẽ có hại cho thai nhi. Việc điều trị bao gồm nghỉ ngơi, chỉ nên dùng thuốc paracetamol, tập vật lý trị liệu, mang nẹp mềm dẻo thắt lưng và bụng có thể làm giảm cơn đau khi đi lại. Cần chú ý những cơn đau vùng khớp cùng chậu hay khớp mu hay cả hai vẫn có thể còn xuất hiện sau sinh đến 12 tháng với tỉ lệ giảm dần. Khi có bất cứ đấu hiệu bất thường nào, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn có một thời kỳ mang thai an toàn nhất.
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Giảm đau khung xương chậu

- Tránh ấn vào bất kỳ vùng đau nào. Dù đau tới đâu cũng từng động vào nó. Sự tác động ngoại lực không đúng chỉ làm cảm giác đau nhanh chóng quay trở lại và kéo dài hơn.

- Ít di chuyển và tránh di chuyển liên tục vì thai phụ có thể không cảm thấy ảnh hưởng gì trong suốt cả ngày cho tới khi lên giường đi ngủ.

- Nghỉ ngơi thường xuyên với tư thế ngồi chuẩn (có chỗ dựa lưng).

- Tráng nâng hay đẩy vật nặng (kể cả xe đẩy siêu thị cũng có thể gây đau đớn).

Khi mặng quần áo, hãy ngồi xuống, đặc biệt là khi mặc quần. Khi đã lồng được quần vào chân thì hãy đứng dậy để kéo lên. Đừng cố gắng mặc quần dài, váy hay quần lót ở tư thế đứng.

- Khi lên cầu thang, hãy đặt cả 2 chân lên 1 bậc rồi hãy bước tiếp.

- Tránh các tư thế dạng, duỗi chân khi ngồi. Nếu muốn duỗi chân thì hãy làm thật chậm, tránh để ảnh hưởng đến lưng.

- Thường xuyên tập các bài tập xương chậu và vùng bụng dưới sẽ giúp giảm tình trạng căng tức do mang thai. Để các bài tập bụng dưới an toàn và đơn giản, hãy đặt tay lên đầu gối sao cho lưng tạo thành 1 mặt phẳng. Hít vào, giữ 5 - 10 giây rồi mới thở ra. Thả lỏng cơ bắp sau khi tập.

- Tuân thủ các lời khuyên bảo vệ lưng.