Cách giảm ốm nghén?

hoang
hoang
Trả lời 12 năm trước
Bạn thân mến!
Nếu bạn ghét bất kỳ loại thức ăn hay thứ mùi nào thì hãy tránh xa. Còn để giảm thiểu cảm giác buồn nôn trong 3 tháng đầu thai nghén, hãy thử áp dụng vài trong số các cách dưới đây:

- Đừng vội rời khỏi giường. Hãy từ từ ngồi dậy và tựa lưng vào đâu đó. Nếu bạn trở dậy nhanh quá và bất ngờ, cảm giác buồn nôn có thể tăng lên.

- Luôn mang theo bên mình các loại snack như bánh biscuit, hoa quả khô... Bạn có thể nhấm nháp chút ít những loại thực phẩm này trên giường trước khi dậy từ 20 - 30 phút.

- Đừng vội bắt tay vào nấu nướng sau khi bạn vừa bị kích thích bởi một thứ mùi nào đó. Hãy nhờ mẹ chồng/mẹ giúp mình trong thời gian này.

- Chia nhỏ các bữa ăn và ăn làm nhiều lần. Hãy nhớ, dạ dày rỗng cũng làm tăng cảm giác buồn nôn. Các thực phẩm giàu protein hay cacbon hydrate giúp chống lại ốm nghén rất hiệu quả.

- Với một số trường hợp, uống bổ sung khoảng 50mg vitamin B5 mỗi ngày là một cách rất tốt. Tuy nhiên, hãy hỏi kỹ bác sĩ trước khi quyết định dùng nhé.

- Nếu bạn đang uống các loại vitamin bổ sung dành cho bà bầu, hãy thử ngừng một thời gian. Nếu tình trạng nghén ngẩm được cải thiện thì hãy tạm nghỉ cho đến khi bạn hết nghén (3 tháng đầu) rồi tiếp tục dùng lại.

- Nếu uống sắt bổ sung khiến hệ tiêu hóa của bạn “khó chịu” thì hãy đi xét nghiệm máu, xem mình có thực sự thiếu máu không. Hoặc bạn có thể lựa chọn các loại tương tự nhưng là dạng viên hoặc gộp chung với các vi chất khác....

- Bạn chỉ ăn những gì bạn cảm thấy hứng thú và thử loại bỏ các loại thực phẩm nhiều chất béo (rán), cay, nóng, chua quá... Đặc biệt hạn chế các thức ăn như các loại nộm, các loại hoa quả dầm... vào những tháng mùa hè.

- Thường xuyên uống nước vào giữa các bữa ăn chứ không phải là trong bữa ăn.

- Ăn nhạt và nên chọn các loại snack như biscuit dòn, sữa chua (giàu vitamin B, giúp giảm nghén) hay bất cứ thứ gì mà bạn thấy thèm.

- Ngửi mùi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm. Có thể cho vào trà hoặc nước khoáng để uống thường xuyên.

- Uống trà gừng. Gừng có tác dụng ổn định dạ dày và giúp giảm buồn nôn.

- Dành thời gian thư giãn. Hãy gặp gỡ các bà mẹ tương lai khác để có thêm nhiều kinh nghiệm, chia sẻ, giúp giảm thiểu những lo lắng không đáng có.

- Dậy sớm và đi dạo ngoài sân vườn. Không khí trong lành và luyện tập nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể kiểm soát được tình trạng ốm nghén.

- Nên tập các bài luyện thở. Hãy hít thật sâu và cố gắng loại bỏ khỏi tâm trí cảm giác lợm cổ.

- Luôn duy trì sự bận rộn bằng cách xem tivi, giải ô chữ, chơi cờ, đọc sách, nghe nhạc... vào buổi sáng, đặc biệt là khi cảm giác buồn nôn xuất hiện.

- Thử ăn chuối vào bữa sáng. Chuối rất giàu kali và được biết đến là một trong những vi chất có khả năng “đè bẹp” cảm giác buồn nôn.

- Hãy xức dầu bạc hà vào giấy ăn hay khăn tay và hít hà nó bất kỳ lúc nào. Nó cũng có tác dụng giảm nhẹ cảm giác buồn nôn.

- Trang phục cần rộng rãi, thoáng. Những bộ quần áo bó sát, đặc biệt là ở vùng thắt lưng sẽ làm tình trạng ốm nghén tăng lên

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 12 năm trước

Nước quan trọng thế nào với bà bầu?

Dù mang thai hay không thì nước luôn là một trong những yếu tố duy trì sức khỏe cơ thể. Đó là một trong những chất lỏng quan trọng nhất của cơ thể cũng như duy trì chức năng của các cơ quan nội tạng.

Trong quá trình thai nghén, cơ thể bạn cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Nước rất thiết yếu đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng khử nước. Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa.

Uống nước mang lại ích lợi gì?

Nước giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và uống đủ nước sẽ ngăn ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng quan trọng đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ khi tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai.

Cách tốt nhất để biết cơ thể có bị thiếu nước không là xem nước tiểu. Nếu nước tiểu đậm màu thì bạn cần uống nhiều nước hơn. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là cơ thể đủ nước.

Một số chị em còn nhận thấy rằng uống nước thường xuyên còn giảm thiểu được tình trạng ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu. Nó còn duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể, đặc biệt là trong những tháng nóng nực, ẩm ướt.

Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Nước cũng có tác dụng giảm táo bón, trĩ và phù nề.

Nên uống bao nhiêu nước khi mang thai?

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 3 lít nước (10 - 12 cốc nước). Thêm một ly nước sau khi tập luyện nhẹ nhàng.

Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 - 2 ly nữa (11 - 13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi.

Nước quả cũng có thể coi là nước bổ sung nhưng cần nhớ là chúng cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn. Tránh các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, co la và trà bởi vì chúng rất lợi tiểu, làm cơ thể bạn nhanh mất nước.

Nếu không chắc chắn về lượng nước bạn uống mỗi ngày thì hãy chuẩn bị sẵn các chai nước và cố gắng uống nó hết vào cuối ngày.

Nếu không thích uống nước trắng?

Nếu bạn không thích nước trắng thì có thể cho thêm hương vị vào bằng cách cho vài giọt dầu bạc hà hay lát chanh hay đơn giản là vài giọt nước hoa quả.

Đặc biệt nước chanh có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn nếu bạn ốm nghén.

Thay vì cho các viên đá, bạn có thể cho các loại quả đông lạnh như cam, chanh, kiwi, đào, mơ và mận đông lạnh hay đơn giản hơn là chút tinh dầu hoa quả.

Một số loại nước khác nên uống là nước dừa, sữa lắc....

Những điều cần lưu ý

Một trong những điều cơ bản là uống nước sạch, đảm bảo vệ sinh ở tất cả mọi lúc, mọi nơi. Tốt nhất chỉ nên uống nước đã đun sôi không quá 2 ngày hay nước đóng chai để tránh nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khi đi ra ngoài, tốt nhất là nên mang theo nước uống.

Không bao giờ uống nước cho thêm đá viên; tránh uống nước có ga vì dễ đầy bụng.

Nhớ là không uống nhiều nước cùng 1 lúc, chỉ nên uống từng chút một, cơ thể vừa dễ hấp thu vừa có lợi cho sức khỏe.

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 12 năm trước

Nếu hay bị buồn nôn do nghén, các bà mẹ có thể nhấm nhát một chút gừng hoặc sử dụng các loại món ăn đồ uống có vị gừng.

Tình trạng nghén gây cảm giác nôn nao và nôn, mệt mỏi, mất ngủ, kén ăn..., thường nặng nhất vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ rồi giảm dần, đến 14-16 tuần thì chấm dứt. Có 20% phụ nữ bị nghén kéo dài suốt cả thai kỳ. Nôn ói kéo dài và kém ăn có thể gây sút cân, mất nước, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.

Một số giải pháp khắc phục:

- Yếu tố tinh thần cũng làm tăng hiện tượng nghén. Do đó bạn đừng nên để bị áp lực về việc phải ăn uống cái gì cho tăng cân. Hãy ăn tất cả những gì bạn thấy thích và tự tạo cho mình một trạng thái tinh thần khỏe khoắn, tươi vui. Tránh xung đột hay những tình huống gây stress.

- Buổi tối bạn nên đi ngủ sớm. Thai phụ cần ngủ 10-12 tiếng mỗi ngày. Hãy dành ít nhất là nửa tiếng để ngủ trưa, nó sẽ xoa dịu cảm giác và tạo cho bạn nguồn năng lượng mới để tiếp tục công việc vào buổi chiều.

- Không ăn quá nhiều trong một bữa chính. Nên ăn khoảng 5 bữa mỗi ngày với lượng vừa phải để không bao giờ quá no hoặc quá đói. Quan trọng nhất là đừng để có cảm giác đói vì khi đó bạn càng dễ buồn nôn. Nên dự trữ vài miếng bánh mỳ khô hoặc bánh quy và một cốc sữa ở đầu giường để phòng đói vào đêm và sáng sớm. Luôn để đồ ăn vặt ở trong túi hay quanh mình để sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác nôn nao.

- Nên uống nhiều nước, 1,5-lít mỗi ngày. Cố gắng uống giữa các bữa ăn chứ không nên uống trong khi ăn.

Những món ăn giảm nghén

Gừng được chứng minh là có tác dụng giảm nôn một cách hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể dùng những thực phẩm từ gừng như bánh mỳ có vị gừng, nước gừng, trà gừng…

Nước luộc gà và trà thảo mộc cũng có tác dụng tương tự như nước gừng.

Nên ăn nhiều rau quả, bổ sung đầy đủ các loại vitamin để giữ cơ thể được cân bằng. Nếu như bạn không cảm thấy thích ăn uống gì, hãy thử ăn một vài lát hoa quả để lạnh, nước ép trái cây hoặc kem nước ép trái cây.

Lạc rang, hạt dưa, trám, ô mai… giúp làm giảm đáng kể cảm giác nôn nao.

Tránh xa những đồ ăn nhiều mỡ, đồ rán hoặc đồ nhiều gia vị bởi chúng dễ làm cho bạn buồn nôn.

Dùng thuốc chống nghén

Vitamin B6 được xem là khá công hiệu trong việc giảm triệu chnsg nghén. Một số loại thuốc khác cũng an toàn cho phụ nữ mang thai, gồm metoclopraimid (primperan), promethazin, prochlorperazin, chlorpromazin. Chúng được sử dụng dưới dạng uống, tiêm hoặc nhét hậu môn.

Bạn không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Các thuốc trên cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể làm mất hết các triệu chứng nghén.

Trường hợp nghén quá mức cần nhập viện để truyền dịch hoặc thậm chí nuôi ăn qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, trước đó, bệnh nhân phải được khám để loại trừ các bệnh về tụy, dạ dày hay mật.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 12 năm trước

Trong thời gian đầu mang thai, hầu hếtphụ nữđều gặp vấn đề về ốm nghén. Có những người nghén ăn, nghén uống khá đơn giản nhưng cũng có những chị em cảm thấy ốm nghén như một nỗi sợ hãi. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng đó, hãy tham khảo những cách chữa trị đơn giản sau đây để loại bỏ cơn ốm nghén và có những ngày tháng mang bầu thật thoải mái.

1. Dùng thuốc giảm ốm nghén

Kẽm và Vitamin B6 là hai loại thuốc giúp chữa trị ốm nghén hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng hai loại vitamin này riêng biệt như một thành phần bổ trợ trong quá trình mang thai. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những loại vitamin tổng hợp hữu hiệu trong việc giảm ốm nghén.

2. Trà bạc hà

Có một cách giảm những cơn ốm nghén khá hiệu quả đối với bà bầu là dùng trà gừng hoặc trà bạc hà. Trà gừng được các chuyên gia cho rằng có hiệu quả hơn nhưng nó không hề dễ uống và dễ gây nóng cho các bà bầu. Vì vậy, trà bạc hà được sử dụng phổ biến hơn cả. Mỗi khi có cảm giác buồn nôn hoặc quá khó chụi với những con ốm nghén, bạn nên tự thưởng cho mình một tách chà bạc hà nóng.

3. Châm cứu

Một số nghiên cứu trong thời gian gần đây chỉ ra rằng châm cứu cũng giúp bạn giảm được những cơn ốm nghén hiệu quả.

4. Sử dụng hỗn hợp nước chua

Trong thời gian mang thai, bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn. Hiện tượng này được giải thích là do các tuyến nước bọt trong miệng bà bầu hoạt động mạnh hơn. Khi đó, bạn nên uống một cốc nhỏ dung dịch nước chua như chanh hoặc dấm, rượu táo pha với nước ấm. Loại nước này sẽ làm giảm khô miệng, giảm bớt cảm giác buồn nôn.

5. Đi bộ

Lời khuyên từ các chuyên gia người Mỹ là bà bầu nên thường xuyên đi bộ để giảm những cơn ốm nghén. Hãy tự thưởng cho mình những giờ phút tập luyện thể thao thoải mái vào mỗi buổi sáng và chiều tối để giảm các cơn ợ chua và cảm giác khó chụi khi mang bầu. Cách làm này không chỉ tốt với thai phụ mà còn rất có lợi cho người bình thường.

6. Viết nhật kí

Nhật kí trong quá trình mang thai rất có lợi cho bà bầu. Bằng việc theo dõi sát sao những triệu chứng cũng như những dấu hiệu trong suốt quá trình mang thai, ốm nghén, sẽ giúp bạn xác định được tình trạng cơ thể và có kế hoạch cụ thể cho các bữa ăn. Việc làm này cũng rất có ích với những lần mang thai sau của các mẹ.

7. Massage

Massage cũng là một phương pháp được nhiều bà bầu lựa chọn để chống chọi với những cơn ốm nghén. Thư giãn chân tay thoải mái và được ai đó massage khu vực bụng bầu sẽ giúp các mẹ cảm thấy thoải mái, giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén gây ra.

8. Ăn nhiều bữa nhỏ

Để không còn cảm giác buồn nôn, nhiều thai phụ lại chọn cách liên tục ăn những bữa ăn nhỏ. Đây cũng là phương pháp giảm ốm nghén khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên có kế hoạch ăn uống hợp lí, không để tình trạng ăn quá nhiều vượt tầm kiểm soát.

9. Đeo vòng giải ốm nghén Sea bands

Loại vòng này có tác dụng hạn chế buồn nôn và cảm giác chua miệng ở những phụ nữ mới mang bầu. Bạn cũng có thể sử dụng các loại kẹo giảm ốm nghén như Preggie Pops hoặc Preggie Drops. Những viên kẹo tự nhiên được chế biến từ gừng và nhiều loại thảo mộc giúp giảm buồn nôn khi thai nghén cũng như chữa chứng khô miệng.

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 12 năm trước

Theo sự tò mò quan sát của cá nhân tui thì phụ nữ mang thai từ tuần thứ bảy trở đi thường bị ốm nghén đó. Hầu như chị nào cũng cảm thấy cơ thể khó chịu, mệt mỏi và ăn uống không ngon hết. Còn chuyện nôn là thường xuyên òi. Khỏi bàn mần chi mắc công.

Biết sao tui biết hok? Tất nhiên không phải từ kinh nghiệm cá nhân rồi. Do thấy mấy bà hàng xóm, chị chủ nhà trọ bị vậy nên biết thôi. Nghe đâu những cơn ốm nghén này hành hạ mấy chị thường xuyên và “dở sống dở chết” lắm. Nghĩ mà thương phận đàn bà con gái với nhau gì đâu…

Vậy nên sáng này chạy lên mạng tìm vài bí quyết giúp chị em mình vượt cơn ốm nghén khó chịu nà. Đơn giản lại rất bổ dưỡng, đó là uống nước trái cây.

Cụ thể là:

1. Nước chanh táo

Chanh giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng ~~~> khỏe cho mẹ và bé.

Táo có vị chua ngọt, kích thích sự thèm ăn, tăng cường tiêu hóa, giảm triệu chứng buồn nôn (nhất là lúc sáng sớm), ngăn ngừa phù khi mang thai và cung cấp lượng lớn chất kiềm, kali, vitamin.

~~~> nước chanh táo cung cấp cellulose và acid hữu cơ cần thiết, thúc đẩy nhu cầu đường tiêu hóa, phòng bệnh táo bón và bệnh trĩ.

2. Nước thanh long lê

Thanh long chứa nhiều vitamin C và chất xơ, có tác dụng chữa ho, hen suyễn, tăng cường đi tiêu mỗi ngày.

Lê mọng nước giúp giải khát, rất tốt cho phổi, có lượng dinh dưỡng cao tương đương táo,

~~~> uống nước thanh long lê mỗi ngày có thể giúp điều hòa môi trường dịch trong dạ dày và giảm các cơn buồn nôn khó chịu.

3. Nước bưởi, cam, mật ong

Bưởi rất giàu pectin, protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, C và các chất dinh dưỡng khác.

Nước bưởi mật ong giúp dứt cơn ho, tiêu đờm, tăng cường tiêu hóa, trị chứng biếng ăn ở phụ nữ mang thai.

Chất isullin trong bưởi còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu có khả năng tăng cao khi mang thai nữa.

4. Nước cà chua, đu đủ, mật ong

Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein và các nguyên tố khác. Cà chua có vị ngọt và hơi chua. Có tác dụng làm giảm hoặc biến mất sắc tố đen trên da do biến đổi hormone khi mang thai.

Đu đủ tốt cho lá lách và dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn và một số bệnh khác.

~~~> nước cà chua, đu đủ, mật ong rất giàu vitamin, một lượng lớn khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp ngăn ngừa việc mất canxi khi mang thai. Loại nước này cũng mang nhiều thành phần enzyme có thể thúc đẩu sự cân bằng quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi.

5. Nước cần tây, dứa, mật ong

Cần tây tốt cho lá lách, phổi, có thể chữa ho hiệu quả.

Dứa có vị và hương dễ chịu, vừa ngọt vừa thơm.

~~~> Nước hỗn hợp này rất giàu vitamin, sắt, canxi, protein, chất xơ thô giúp tiêu hóa dễ dàng và tăng sự thèm ăn khi mang thai.

Chú ý là: khi ép cần tây các chị nên uống ngay, không nên để dàng vì các thành phần dinh dưỡng trong cần tây sau khi ép rất dễ bay hơi đó.

6. Nước táo, lê, cam, kiwi

Kiwi tươi giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé, có thể chữa chứng bí tiểu và tiểu buốt.

Thứ nước hỗn hợp này có chứa một chất xơ đáng kể giúp ăn uống tốt, đồng thời còn có tác dụng giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe cho tim và ngăn ngừa sự tích tụ của các chất có hại.

Đó là một số thứ nước tui vừa tham khảo được. Nghĩ cũng tốt và dễ làm nên nếu được thì các chị nên thử làm xem sao. Có thể sẽ giảm triệu chứng buồn nôn, ốm nghén khó chịu đó.a