Tại sao bé nhà tôi ko chịu đi lớp mẫu giáo?

Con tôi tròn 4 tuổi. Tôi cho bé đi học mẫu giáo từ lúc 3 tuổi. Từ đó đến nay bé vẫn đi học bình thường, ăn uống , phát triển tốt. Nhưng không hiểu sao vài ngày gần đây , khi tôi chở bé đến trường, lúc vào lớp thì bé khóc ré lên không chiu vào học, đến nỗi cô giáo phải ra bế bé vào lớp học, còn tôi thì giải thích với bé đủ các lý do tại sao không đi học nhưng bé vẫn nhất quyết không chiu vào lớp học. Xin bác sĩ vui lòng tư vấn với trường hợp như vậy tôi nên có cách nào? Vì khi đón bé về và trước lúc đi học chúng tôi đều "công tác tư tưởng" cho bé là "tai sao phải đi học" nhưng khi đến lớp thì bé lại như vậy. Trong khi các bé đồng trang lứa vào lớp vẫn vô tư thì bé nhà tôi lại có biểu hiện như vậy? Xin cảm ơn .
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Con bạn tròn 4 tuổi. Vài ngày gần đây, khi được chở đến trường, lúc vào lớp bé khóc ré lên không chịu vào học mặc dù cô giáo và bạn đã giải thích. Phụ huynh đã “công tác tư tưởng” cho bé là “tại sao phải đi học”, nhưng phụ huynh có thử tìm hiểu lý do bé sợ đi học không? Trong nguyên tắc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nếu trẻ vui vẻ hợp tác với người lớn thì đó là dấu hiệu người lớn giúp trẻ phát triển tốt. Còn ngược lại, nếu trẻ cảm thấy đau khổ, phản kháng thì cần tìm hiểu lý do. Tôi không biết con bạn đã nói được chưa? Nếu trẻ đã biết nói, thì phụ huynh nên lắng nghe trẻ bày tỏ sự lo sợ đến trường. Có thể trẻ có mối quan hệ không tốt đối với cô giáo hoặc các bạn, rồi bị phạt hay bị hù dọa cách nào đó mà không dám nói ra. Vì thế, phụ huynh nên gần gũi trẻ và giúp trẻ bộc lộ những khó khăn qua lời nói hay cách chơi hoặc hình vẽ để tìm hiểu nguyên nhân của sự sợ hãi khi bé đến trường.
Yurng Lino
Yurng Lino
Trả lời 15 năm trước
Theo như miêu tả của bạn thì chắc làm công tác tâm lí cũng không hiệu quả mấy đâu! Vì bé đã đi học mẫu giáo đươc một năm rồi thì chứng tỏ là không phải bé chán học mà đa phần là do quan hệ bạn bè chẳn hạn như bị bạn cùng lớp bắt nạt, dọa dẫm, ăn hiếp khiến cho bé sợ cảnh đến trường vừa đến lớp đã khóc òa lên! Đây hoàn toàn là yếu tố tâm lí. Anh, chị nên nhờ cô giáo quan sát các mối quan hệ bàn bè của bé trong lớp học xem có chỗ nào không bình thường thì đứng cra giải quyết giúp bé. Rồi bé sẽ hăn hái tới lớp thôi mà! Kinh nghiệm của em hồi bé đấy!hjhj
Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Trả lời 14 năm trước
Tính cách của trẻ bình thường như thế nào? Những người bạn cùng lớp của trẻ là bạn mới hay đã từng học cùng nhau trước rồi? Biểu hiện của cháu cho thấy con chị đã gặp phải trục trặc nào đó ở lớp. Đó có thể là giao tiếp bạn bè của bạn bè, cô giáo...Trước hết, mỗi buổi đi học về bạn hãy hỏi con xem ngày hôm nay của cháu như thế nào, cháu chơi những trò gì, có vui không. Chị nên cố gắng dành nhiều thời gian chơi cùng con, nhân cơ hội đó tâm sự cùng con hơn nữa.Từ đó chị sẽ tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ lại như vậy và có hướng giải quyết tốt nhất! Chúc chị mạnh khoẻ, hạnh phúc!
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy những vấn đề bé đang mắc phải có thể do một trong hai nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất, có thể do bé khá nhút nhát, được gia đình chăm sóc và bao bọc rất cẩn thận nên khi thay đổi môi trường thì con sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi, làm quen với môi trường mới.

Nguyên nhân thứ 2 có thể do môi trường mới chưa thực sự phù hợp với trẻ. Để xác định xem trường hợp của bé có thuộc nguyên nhân này hay không, bạn hãy tham khảo các phụ huynh khác có con học cùng lớp xem các bạn ấy có gặp phải tình trạng tương tự không. Quan trọng là bạn phải biết được các hình thức và phương pháp tiếp cận của giáo viên trong lớp với cháu. Tìm hiểu rõ thời gian biểu sinh hoạt của cháu tại lớp như thế nào.

Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân khiến bé có biểu hiện không tích cực này, bạn hãy giúp bé khắc phục bằng cách. Nếu nguyên nhân do bé quá nhút nhát, bạn hãy giảm bớt bao bọc bé, cho bé cơ hội tiếp xúc, giao lưu và thử nghiệm bản thân nhiều hơn, hướng dẫn trẻ giao lưu kết bạn, không nên quát mắng, dọa nạt trẻ mà nên khuyến khích, khen ngợi để trẻ trở lên tự tin hơn.

Còn khi nguyên nhân là do môi trường mới chưa phù hợp với trẻ thì bạn nên trao đổi với giáo viên của bé, với nhà trường để được sự phối hợp giúp đỡ, tạo môi trường tốt cho trẻ hoặc bạn tìm cho con một môi trường mới phù hợp hơn.

Thứ hai, tôi chia sẻ thêm về vấn đề bạn lo lắng là bé đã hơn 2 tuổi nhưng mới nói được ít từ đơn. Đối với trẻ hơn 2 tuổi mà chỉ nói được ít từ đơn có nghĩa trẻ cũng đã có biểu hiện chậm nói. Bạn cần tìm hiểu các biện pháp giúp trẻ khắc phục chứng chậm nói, qua đó cũng giúp trẻ tự tin giao tiếp hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm giúp trẻ cải thiện về thể chất để bé có sức khỏe tốt, khỏe mạnh vui vẻ và đủ sức chống chọi với thời tiết, môi trường khắc nghiệt.

Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực của gia đình mà trẻ không có chuyển biến tích cực thì bạn nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý trẻ em để bé được đánh giá, tư vấn các biện pháp hỗ trợ phù hợp.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

1. Chuẩn bị tâm lý

Có những bé vì điều kiện gia đình không có người ở nhà trông nom, có những bé thì đã đến tuổi phải đi học, có những bé được người nhà trông nhưng cha mẹ vẫn cho đi học vì nghĩ đến trường sẽ tốt hơn cho bé. Dù ở trường hợp nào thì cha mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý vững vàng. Trước hết cha mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho chính mình và cả ông bà của bé. Mẹ là người hiểu rõ trẻ hơn ai hết, nếu mẹ thấy thời điểm đi học đã đến thì hãy thuyết phục những người trong gia đình, và hãy quyết tâm làm điều đó. Không chỉ trong việc cho trẻ đi học mà bất cứ việc dạy dỗ nào cũng cần sự đồng lòng, nhất quán và cương quyết của mọi thành viên trong gia đình. Tiếp sau là chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Hãy bắt đầu bằng việc trò chuyện với bé về việc đến trường có cô giáo, có bạn thông qua phim hoạt hình, sách truyện, tranh ảnh và thông qua ví dụ thực tế của anh chị, những người xung quanh bé. Mẹ đừng nghĩ bé còn nhỏ quá để hiểu, như vậy là mẹ đã đánh giá thấp bé rồi. Trò chuyện với bé mỗi ngày để chuẩn bị tâm lý có lẽ là cách hiệu quả và dễ dàng nhất. Mẹ hãy nói với bé những điều tốt đẹp về trường lớp, cô giáo, bạn bè, những đồ chơi hấp dẫn, giúp bé biết rằng những thứ tốt đẹp và những thứ bé yêu thích ở nhà thì ở trường lớp cũng có.

2. Rèn luyện thói quen

Bé đi học sẽ phải tuân thủ theo thời khóa biểu ở trường do đó cha mẹ nên tham khảo lịch sinh hoạt ở trường trước và cố gắng rèn cho bé theo giờ giấc đã đề ra. Ví dụ có những bé dưới 2 tuổi thường có giấc ngủ buổi sáng lúc 10g, mẹ có thể giúp bé tỉnh bằng cách cho bé đi dạo chơi bên ngoài, hoặc cho bé ăn trưa sớm hơn để bé có thể ngủ trưa sớm thay vì ngủ 2 giấc ban ngày. Việc ngủ sớm buổi tối và dậy sớm buổi sáng sẽ rất quan trọng, giúp bé theo được lịch sinh hoạt mới. Điều chỉnh được lịch sinh hoạt của bé sẽ mất nhiều thời gian nên cha mẹ không nên nóng vội với hi vọng đạt kết quả ngay. Các bé cũng nên được rèn để chủ động khi đi vệ sinh và đi đúng nơi quy định. Bé bỏ được thói quen dùng bỉm trước khi bắt đầu đi học là tốt nhất. Với các bé đã biết nói, cha mẹ nên rèn cho bé thói quen bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình, trò chuyện cởi mở với những người xung quanh, như vậy bé sẽ dễ dàng tâm sự với người lớn những điều xảy ra ở lớp. Bé có thể tự xúc ăn được là một điểm cộng cho hành trang chuẩn bị đi học.

3. Thăm và làm quen trường mới

Để bé hình dung tốt nhất về môi trường mới, cha mẹ nên cho bé đến thăm một trường mà cha mẹ đã xem xét và dự định chọn cho con. Hãy dành cho bé một khoảng thời gian hàng ngày đến trường và chơi cùng các bạn, để bé quen mặt cô, quen mặt các bạn. Hãy giới thiệu với bé về trường mới, tên các cô, tên các bạn, và những điều thú vị về ngôi trường mới. “Mưa dầm thấm lâu”, bé được đến thăm trường nhiều lần sẽ cảm thấy gần gũi với môi trường mới và tạo dựng thói quen hàng ngày đến trường cho bé.

4. Chuẩn bị hành trang cho bé

Mẹ nên chuẩn bị cho bé nhiều quần áo trong vài tuần đầu đi học. Bé có thể chưa quen với việc đi vệ sinh ở nơi mới và có thể làm bẩn quần áo. Bé cũng có thể nôn chớ khi ăn, hoặc ra mồ hôi nhiều khi chạy chơi. Quần áo đi học nên rộng rãi thoải mái để cô dễ dàng thay và bé dễ dàng hoạt động như chạy nhảy, ăn uống, đứng lên ngồi, đi vệ sinh. Bé sẽ ở trường 8 - 9 tiếng đồng hồ nên quần áo chật và dày sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt. Ở trong lớp thường ấm nên bé không cần mặc quá nhiều quần áo vào mùa đông. Mẹ cũng nên chuẩn bị thêm cho bé cả khăn để cô giáo thấm mồ hôi lưng. Mẹ hãy mang theo chăn và gối quen thuộc của bé để dùng ở lớp, như vậy bé sẽ cảm thấy thân quen như ở nhà. Một món đồ chơi bé yêu thích cũng sẽ giúp ích.

5. Xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa bé và trường mới

Cha mẹ hãy giúp bé xây dựng tình cảm tốt đẹp với cô giáo, thường xuyên nhắc đến cô như một người thân. Lúc ở nhà không nên dọa dẫm con về trường lớp, cô giáo, ví dụ như: “Nếu con hư mẹ sẽ cho con đến lớp”, hoặc “Nếu con không chịu ăn mẹ sẽ gọi mách cô”. Lấy trường lớp như là một hình phạt sẽ khiển bé thấy sợ đi học. Mẹ nên thường xuyên hỏi han, tâm sự với con về trường lớp, bạn bè, cô giáo, và các hoạt động con làm ở lớp. Mẹ cố gắng nhớ tên một vài người bạn ở lớp con để trò chuyện một cách dễ dàng và gần gũi với con hơn.

6. Trao đổi thường xuyên với cô giáo

Bé là một thành viên mới trong lớp nên cô giáo rất cần càng nhiều thông tin về bé càng tốt. Cha mẹ nên cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe, sở thích, thói quen, tính cách, đồ ăn dị ứng của bé cho cô giáo. Nắm được đầy đủ thông tin đó cũng sẽ giúp cô làm quen, trò chuyện, chăm sóc và gần gũi với bé một cách dễ dàng hơn. Nhất là vào những hôm sức khỏe bé có thay đổi, việc dặn dò cô giáo để ý, theo dõi bé là rất cần thiết. Cuối ngày, cha mẹ cũng nên hỏi han về tình hình của bé ở lớp, xem bé ăn uống, vệ sinh, học tập và vui chơi ở lớp có tốt không. Hiện nay, ở một số trường tư thục chất lượng cao đã lắp đặt hệ thống camera để tiện quan sát hoạt động của trẻ ở lớp nên cha mẹ đã có thể yên tâm hơn. Gia đình xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và gần gũi với giáo viên cũng là động lực để bé thêm yêu mến trường lớp.

7. Chăm sóc sức khỏe

Bé đi học là đến một môi trường hoàn toàn mới, tiếp xúc mới những người mới. Bé sẽ có một số biểu hiện thay đổi tâm sinh lý như quấy khóc, dễ bị cảm sốt, hay mè nheo, quấn cha mẹ nhiều hơn, đêm ngủ giật mình. Cha mẹ không nên thấy vậy mà lo lắng thái quá. Hãy tiếp tục theo dõi biểu hiện của bé. Có những bé phải mất cả tuần, có những bé cần 2 tuần hoặc 1 tháng để thích nghi và làm quen với môi trường mới. Nếu cha mẹ thực sự tin tưởng vào ngôi trường và giáo viên mình đã chọn lựa cho con thì hãy kiên trì và cương quyết, đừng vì thấy bé khóc nhiều mà cha mẹ cũng mủi lòng theo. Cha mẹ phải cố gắng cho bé đi học đều, để bé hiểu rằng việc đi học là một điều bắt buộc chứ không phải là lựa chọn. Viêc đi học trở lại sau một kỳ nghỉ dài sẽ vất vả cho cả cô và mẹ y như lần đầu đến trường. Nếu bé ốm mà không sốt thì cha mẹ hoàn toàn có thể gửi thuốc đến nhờ cô cho uống vì đi học sẽ giúp bé ăn uống và sinh hoạt điều độ hơn ở nhà.

Cha mẹ nên chăm sóc bé bằng cách bổ sung thêm lúc ở nhà những món ăn khoái khẩu của bé vì có thể ở lớp chưa chắc bé đã được ăn món đó, uống thêm sữa hoặc ăn thêm bữa phụ, uống nhiều nước sau khi đi học về vì ở lớp bé hoạt động nhiều nên có thể nhanh đói và mất nước hơn. Mẹ cũng nên cho bé uống bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất để bé có đầy đủ dưỡng chất và tăng sức đề kháng.