Thời điểm nào cho bé nếm một số thực phẩm được mọi người nhỉ?

Xmen360
Xmen360
Trả lời 11 năm trước

Thời điểm cho bé 'nếm' một số thực phẩm


Ảnh minh họa.
Sự kiện: Người mẹ cần biết
Bé sẽ gặp rủi ro lớn về sức khỏe và trí tuệ nếu được 'nếm' một số thực phẩm quá sớm.

Để bảo vệ sức khỏe của bé, bạn hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi bé được 6 tháng tuổi mới cho bé làm quen với thức ăn rắn. Dưới 6 tháng tuổi, đường ruột của bé vẫn đang phát triển và dần ổn định, lúc này bé chỉ cần bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Khi bé được 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé thử nghiệm dần các loại thực phẩm. Tuy nhiên, với những thực phẩm dễ gây dị ứng thì không nên giới thiệu cho bé cùng thời điểm.

Một số lưu ý và lời khuyên dưới đây giúp bạn chọn đúng thời điểm để bé thử nghiệm những đồ ăn mới.

1. Sữa bò

Không nên cho bé uống sữa bò cho đến khi bé được 12 tháng tuổi, vì các protein có trong sữa bò có thể khiến hệ tiêu hóa của bé gặp trục trặc.

Hơn thế nữa, nếu để cho bé uống một số lượng lớn sữa bò thì chúng còn có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày của bé, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng bên trong dạ dày vì các chất sắt trong cơ thể bé sẽ bị tan nhiều trong máu.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cho trẻ dùng các sản phẩm sữa đã qua thế biến như: sữa chua, sữa bột...

2. Lòng trắng trứng gà

Với lòng trắng trứng gà thì tuyệt đối không nên cho trẻ ăn khi trẻ dưới một tuổi, vì trong lòng trắng trứng gà có lượng protein quá cao dễ gây dị ứng cho trẻ.


Lòng trắng trứng không tốt cho trẻ. (Ảnh minh họa).

3. Trái cây có vị chua

Axít trong các loại trái cây có vị chua có thể làm mòn men răng. Ngoài ra lượng axít trong dạ dày có thể tăng lên làm ảnh hưởng đến sự tiêu hoá thức ăn, gây đau bụng và viêm loét dạ dày.

Thức uống có vị chua như nước chanh… cũng rất hấp dẫn đối với trẻ. Nếu dùng quá nhiều loại đồ uống này, một lượng lớn axít hữu cơ sẽ được đưa vào cơ thể, có thể làm hạ pH máu, gây mệt mỏi, yếu sức.

Một số quả khác như kiwi, dâu tây, quả mâm xôi chỉ cho trẻ ăn thử khi được 6 tháng tuổi.

4. Cá và hải sản

Có thể cho trẻ thử nghiệm khi 6 tháng tuổi nhưng chỉ một lượng cực nhỏ để theo dõi xem phản ứng cơ thể trẻ với thực phẩm này có gì lạ không. Nhưng tránh hải sản sống vì có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm lớn.

5. Mật ong

Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn hay uống mật ong vì mật ong có chứa mầm mống gây bệnh nguy hiểm cho bé. Thậm chí, một lượng nhỏ mật ong có thể gây ra nhiều chuyện rối.

6. Đậu phộng

Có thể được giới thiệu khi bé 6 tháng tuổi nhưng phải theo dõi chặt để ứng biến ngay khi có bất kỳ phản ứng nào. Nếu bé có biểu hiện như: hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm… thì nguy cơ cao là bé dị ứng với đậu phộng.

7. Các loại hạt

Nên tránh cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, đặc biệt là hạt mè. Khi cho bé ăn một số loại hạt như: hạt hướng dương, bí ngô… người lớn phải luôn có ở bên, đề phòng bé chết hóc.

8. Lúa mì

Có chứa gluten – chất có thể gây ra dị ứng ở trẻ sơ sinh, vì vậy, không cung cấp các sản phẩm có chứa lúa mì (chẳng hạn như mì ống, bánh mỳ...) cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi.

9. Muối

Không được nêm quá nhiều muối vào thức ăn của bé vì chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thận

Tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối khác nhau. Cụ thể:

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày

- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

- Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

10. Đường
Trẻ thường thích nhất các món ngọt. Nếu cứ chiều theo sự đòi hỏi của trẻ, hết kẹo, đến bánh rồi nước ngọt thì bé có thể bị một số chứng bệnh do thừa đường như: béo phì, bệnh về gan, tiểu đường, sâu răng. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế đường trong thực đơn của trẻ nhỏ.
Theo http://suckhoe.xmen360.com