Nên chế biến món ăn nào cho bé tập nhai?

thu
thu
Trả lời 11 năm trước
  • Làm thế nào để bé biết nhai nhanh?
    Việc cần làm là mẹ phải biết cho bé ăn dặm đúng cách. Trước hết là đúng tuổi (4-6 tháng), đúng tư thế (cho ngồi ăn) dù bé phun ra ngoài một nửa, đúng thức ăn (bột cháo không xay, chỉ băm nhuyễn).
    Ngoài bữa ăn mềm (bột, cháo) cho bé một miếng bánh hay trái cây cho bé tập nhai. Bạn có thể cho bé nhón bằng tay những đồ ăn mềm như cà rốt thái bằng đốt ngón tay ninh dừ, súp lơ xanh cũng ninh nhừ… Hoặc mẹ có thể cho con tập nhai bánh quy dành cho trẻ em. Những loại này không gây nguy hiểm cho bé vì khi ngậm vào miệng một lát là tan ra rồi.
    Một điều mẹ cần lưu ý nữa là không đút miếng quá to làm bé không thể nhai. Ban đầu, mẹ chỉ nên đút cho con thức ăn bằng nửa hạt ngô hoặc không to quá hạt đậu. Ban đầu, có thể bé sẽ cảm nhận lợn cợn trong miệng và mẹ có thể nhai làm mẫu cho con ăn. Có thể lần đầu con sẽ ọe, nhưng sau một vài lần, con sẽ quen và biết nhai.
    Với những bé có thói quen ăn ngậm, bạn không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa chính để bé đói. Bé đói quá nên phải nhai mà nuốt, sau đó nếu bé không ăn hết xuất hãy cho bé ăn bú phần còn lại đã xay để không lo thư thiếu dinh dưỡng.
  • Thay món cháo xay nhuyễn bằng các món cháo nấu với thịt, cá, tôm, rau…thái nhỏ hoặc cơm nát và nước rau. Tập cho trẻ tự cắn một số thức ăn mềm như: chuối, xoài, đu đủ, trứng luộc…
    Đến bữa ăn, bạn có thể cho bé ngồi ăn cùng với mọi người trong gia đình. Ăn thử trước mặt bé để bé có cảm giác thèm ăn. Lấy thức ăn từ trong bát của bé, đưa lên miệng mẹ, làm động tác nhai và nuốt để bé bắt chước. Khi bé ăn, có biểu hiện nhai, mẹ nên khuyến khích bé nhai, khen bé nhai giỏi.
  • 2
    Cách chế biến các món ăn cho bé tập nhai
    Chế biến các loại thịt
    Với các bé nhỏ thì các loại thịt thường lợn cợn và hơi khô khi chế biến thành món canh, xào, kho… Chỉ có thể nấu cháo là ổn nhất. Tuy nhiên khi bé đã qua tuổi ăn cháo, bắt đầu tập ăn cơm thì món thịt trở nên không thể thiếu trong thực đơn. Bạn hãy thử kết hợp thịt băm nhỏ với một chút bột mì trộn vào trước khi làm xíu mại và chiên lên. Bột mì sẽ làm cho viên thịt bở và dễ ăn hơn. Với món thịt xào, bạn có thể quấy một chút bột ngô để tạo độ sánh, dễ nuốt; hoặc có thể xào chung với cà chua, sốt cà chua, tôm băm, ruột bầu, đậu hũ non, miến cắt nhỏ… Nói chung, bạn nên chế biến món thịt đi kèm với những thứ mềm, trơn láng.
    Rau cải và các loại hạt đậu
    Nếu bạn cứ băm rau mãi thì sẽ vô tình khiến cho con ngán và ghét loại thức ăn bổ dưỡng này. Vậy nên thay vào đó, hãy tập cho bé ăn những miếng lớn hơn. Bạn có thể chọn cách thái lá rau, cà rốt, đậu ve, bông cải… thành miếng, thỏi to cỡ ngón tay, sau đó cho vào một chút muối và hấp chín mềm. Để rau thật nguội là bạn có thể cho con tự bốc ăn. Có thể bạn không hài lòng khi thấy bé chỉ toàn vọc phá chứ không ăn được bao nhiêu, nhưng thực tế nhiều lần như thế con bạn sẽ dần biết nhai đấy. Bé con của bạn vẫn đang thời kỳ mọc răng, ngứa lợi nên thường rất thích cắn và những món này là hợp ý. Hơn nữa, sức hấp dẫn từ màu sắc của rau củ sẽ làm bé háo hức.
    Các loại hạt đậu chứa nhiều vitamin cần thiết cho bé. Bạn có thể chọn cách hầm mềm với thịt để làm món canh hoặc hầm chín mềm rồi cho lẫn vào cơm.
    Món cá
    Nhiều bà mẹ ngại cho con ăn cá, bởi sợ cá tanh gây khó chịu cho bé; nhưng thực tế thì món cá mềm, thịt ngọt lừ thường làm các bé rất yêu thích, lại cung cấp nhiều omega 3 và khoáng chất. Bạn chỉ cần chú ý gỡ xương thật cẩn thận trước khi cho con ăn mà thôi.
    Bạn có thể chế biến món cá bằng cách làm sạch cá, ướp một chút hành tím, nước mắm, dầu ăn, để khoảng 15 phút, sau đó mang hấp cách thủy. Mang cho bé ăn nóng cùng cơm, khi ăn dùng cả phần nước hấp. Cá cũng có thể băm nhuyễn với hành tím, trộn vào 1 ít nước mắm, dầu ăn, bột mì viên tròn chiên sơ rồi sốt cà chua. Cá luộc, lấy nước làm canh ngót cà chua cũng là món dễ ăn cho bé. Cá kèo, rô, bống kho tộ cũng dễ làm bé thích thú với mùi vị mới, mặn mà hơn.
    Cơm chưng và cơm nắm
    Ngoài món cơm trắng ăn cùng thức ăn, thỉnh thoảng mẹ cũng có thể đổi món cho con bằng món cơm chưng lạ miệng. Cách làm món này không quá phức tạp: xào thịt hoặc tôm, cá với hành, nước mắm cho thật thơm; cà rốt, đậu Hà Lan hoặc khoai tây, bông cải cắt hạt lựu; lấy một nắm gạo, sao cho nấu nở lên thì tầm 8 phần chén. Trộn đều các nguyên liệu ở trên vào gạo sống, đem hấp cách thủy trên lửa nhỏ cho đến khi cơm chín và các nguyên liệu khác thật mềm. Nước ngọt từ thịt tôm, rau củ sẽ thấm vào hạt cơm giúp con dễ ăn.
    Bạn cũng có thể tập con nhai bằng cách vo những viên cơm nhỏ, sao cho vừa 1 lần ăn của bé, cho bé chấm cùng muối vừng, nước tương… Hẳn bé sẽ rất thích được “tự lập” như thế.