Mẹ bị bệnh có nên cho con bú?

trầng công vinh
trầng công vinh
Trả lời 11 năm trước

Một trong những lí do bà mẹ thường ngừng cho con bú là khi mẹ bị bệnh. Bà mẹ sợ rằng con mình có thể lây bệnh từ mẹ.

Theo các bác sĩ, rất hiếm khi bà mẹ mắc bệnh cần ngừng nuôi con bằng sữa mẹ. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng thường gặp, việc nuôi con bằng sữa mẹ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ vì khi mẹ bị các bệnh nhiễm trùng thì cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể. Các kháng thể này cũng có trong sữa mẹ chính là sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ. Nhưng nếu mẹ bị nhiễm HIV, lao tiến triển, suy tim nặng thì không nên cho con bú vì dễ làm cho bệnh của mẹ diễn biến nặng hơn. Hơn nữa một số bệnh có thể lây truyền sang con qua đường sữa mẹ.

Bà mẹ cho con bú khi dùng thuốc thì cần xem xét đến những loại thuốc bà mẹ sử dụng có ảnh hưởng tới con hay không. Hầu hết các loại thuốc đều qua sữa mẹ nhưng với một lượng rất nhỏ. Một số thuốc có ảnh hưởng đến trẻ, có thể gây tác dụng phụ, rất ít khi phải ngừng cho con bú với các loại thuốc thông thường như: thuốc hạ sốt, giảm đau, vitamin...

Nhưng khi bà mẹ dùng thuốc chống ung thư, hoặc đang điều trị chất phóng xạ thì nên ngừng cho con bú. Một số thuốc gây tác dụng phụ mà đôi khi phải ngừng cho con bú như thuốc chữa tâm thần, co giật...

Một số thuốc kháng sinh nên tránh như: Chloramphenicol, tetracylin, metronidazone, sulphonamid...Không sử dụng thuốc làm giảm sự tiết sữa như: thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai có chứa estrogen...Do vậy, các bà mẹ đang cho con bú khi sử dụng thuốc nên theo chỉ định của bác sĩ.

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Theo bác sĩ Ruth Lawren, rất hiếm trường hợp mẹ bị bệnh cần phải ngừng cho con bú tạm thời hoặc vĩnh viễn. Theo đó, HIV và HTLV-1 là bệnh truyền nhiễm duy nhất được chống chỉ định tuyệt đối việc nuôi con bằng sữa mẹ ở các nước phát triển. Chính vì thế, bạn vẫn nên tiếp tục cho con bú ngay cả khi bạn đang uống thuốc trị các triệu chứng cúm.

Các bé từ 6 đến 24 tháng tuổi hầu như không có khả năng chống chọi với bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào. Sữa mẹ vốn được "đặc chế riêng" cho bé, cung cấp các kháng thể mà bé cần để chống bệnh tật. Sữa mẹ là cách tốt nhất để giúp bé tăng cường sức đề kháng trước tuổi lên 3. Thế nên, tiếp tục cho bé bú có thể bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm mà cơ thể bạn đang chống chọi.

Tuy nhiên, các triệu chứng giống bệnh cúm thường đi kèm với viêm vú. Viêm vú là tình trạng vú bị viêm, thường gây ra bởi sự thiếu dẫn lưu của vú. Các bà mẹ bị đau cơ khi đang cho con bú nên kiểm tra ngực để tìm các khu vực nhạy cảm. Vùng da trên các khu vực nhạy cảm có thể hồng hoặc đỏ, đồng thời cảm thấy ấm khi chạm vào. Nếu có những dấu hiệu này hiện hữu thì đó là viêm vú chứ không phải là bị cúm, thường do đau cơ gây ra.

Phòng cúm khi cho con bú

Khi bạn bệnh, điều quan trọng là tránh làm sao để bé bị phơi nhiễm mầm bệnh càng ít càng tốt. Các bé thường có nguy cơ cao hơn bị bệnh cúm và trục trặc về sức khỏe từ nó. Nên bạn cần phải tiến hành các bước vệ sinh phòng cúm cẩn thận, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, ho hoặc nhảy mũi vào khăn (và vứt bỏ sau khi dùng), và đừng quên hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với bé. Bạn cũng cần cân nhắc đeo khẩu trang trong suốt thời gian cho bé bú để tránh ho, nhảy mũi hoặc thở trực tiếp vào mặt của bé

Nếu bạn lo lắng về rủi ro cho bé hoặc đang bệnh nặng không thể cho con bú, hãy tự vắt sữa và nhờ người khác giúp cho bé bú thay bạn bằng sữa bạn vắt ra.

Ngoài ra, trong trường hợp mẹ đang cho con bú dùng thuốc có chứa kháng histamine (thường dùng trong thuốc trị cúm), nó có thể ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ. Bạn cũng nên tránh dùng thuốc có kháng histamine. Hãy luôn báo cho bác sĩ biết bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp cho bạn.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Mẹ bị cúm có thể lây truyền cho con qua những hạt nước bọt (nước mũi) nhỏ li ti mà người mẹ ho (hắt hơi, nói chuyện); hoặc do bé tiếp xúc với đồ đạc bị nhiễm virus cúm. Một khi virus cúm xâm nhập và gây bệnh cho bé thì bé sẽ có biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, mệt mỏi… Ở điều kiện bình thường, cúm có thể khỏi sau 2 tuần nhưng do bé còn non nớt thì cúm có thể gây biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm và hoại tử cơ…

Tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái, hôn, vuốt ve với con (nhất là ở môi, mũi của bé) cũng đủ làm bé bị nhiễm virus cúm. Đặt biệt nếu bé còn đang trong thời kỳ bú mẹ thì việc mẹ tiếp xúc gần gũi với con là điều khó tránh. Vì vậy, người mẹ đang cho con bú mà bị cúm thì cần đặc biệt giữ gìn để không lây bệnh cho con.

Cho bé bú an toàn khi mẹ bị cúm

Theo bác sĩ Trang Khánh (Sức Khỏe & Đời Sống), do sữa mẹ là “đồ ăn tốt nhất” cho bé 6 tháng đầu đời nên ngay cả khi mẹ bị cúm thì vẫn nên tiếp tục cho con bú mẹ. Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý để tránh bệnh cho con như sau:

-Nếu mẹ bị cúm nặng (hắt hơi, ho liên tục) thì nên cách ly với bé một thời gian. Nên cho con nằm trong một buồng riêng biệt và nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc bé (thay bỉm, tắm rửa…). Mẹ nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người thân để hạn chế virus lây sang người xung quanh vì những người này có thể là đối tượng trung gian truyền bệnh cho bé.

-Sau khoảng 1-2 ngày, người mẹ có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận; rửa tay trước khi bế con; lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để tiêu diệt hoàn toàn virus cúm.

Lưu ý: Một số trường hợp sau thì nên tạm ngừng cho bé bú mẹ hoàn toàn. Người mẹ bị nhiễm cúm đồng thời với viêm gan (hoặc HIV) có tổn thương ở đầu vú. Các trường hợp người mẹ băn khoăn không biết nên cho bé bú hay không thì nên đi khám để bác sĩ hướng dẫn chi tiết.