Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 1-3 tuổi?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước
Đây là lứa tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ. Chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi đúng bằng 1/2 lúc trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi dưỡng tốt ở tuổi 1-3 sẽ làm đà cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo.

Nhu cầu về dinh dưỡng ở lứa tuổi 1-3 tính theo trọng lượng cơ thể thì cao hơn so với người lớn. Tuy nhiên, do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu nuôi dưỡng không đúng. Còn nếu ăn không đủ, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.

Về năng lượng, trẻ cần khoảng 100-110 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày, được cung cấp qua các bữa ăn như bột, cháo, cơm nát, bún... nấu với các loại thức ăn cung cấp chất đạm như: thịt, trứng, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng. Ngoài ra, dầu mỡ trong bữa ăn cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Một ngày trẻ nên ăn 150-200 g gạo, nếu đã dùng bún, mỳ, phở thì rút bớt gạo đi.

Chất đạm

Chất đạm cấu tạo tế bào, là thành phần của các hoóc môn, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí não. Nếu chế độ ăn thiếu chất đạm, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh. Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt vì sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón.

Trong bữa ăn, đạm chỉ được hấp thu tốt nhất khi có tỷ lệ cân đối với bột đường và chất béo. Vai trò của rau xanh cũng rất quan trọng, việc thiếu rau xanh sẽ hạn chế hấp thu đạm.

Trẻ cần 2-2,5 g đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Số gam đạm trong 100 gam thực phẩm là: thịt lợn hoặc thịt bò, thịt gà nạc có 20-21 g; cá, tôm cua (đã trừ phần thải bỏ) 16-18 g; trứng gà (vịt) 13-14 g; đậu phụ 9 g. Như vậy, một ngày trẻ cần khoảng 120-150 g thịt hoặc 150-200 g cá, tôm hoặc 300 g đậu phụ, nếu ăn trứng thì một quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30 g thịt nạc.

Chất béo

Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 1-3, trẻ cần khoảng 30-40 g dầu mỡ một ngày, cụ thể một bát bột hoặc cháo cần cho 1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì cho dầu và mỡ vào xào, rán thức ăn.

Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt... vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.

Các vitamin

Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển; dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau giền.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400 UI/ngày.

Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30-60 mg/ngày.

Các chất khoáng

Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600 mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc...

Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1,5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.

Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.

Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật; nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C , giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.

Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.

Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả chín.
Trẻ 1-3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc..., không nên dùng các loại nước ngọt có ga.

Nguyen The Hoang
Nguyen The Hoang
Trả lời 13 năm trước
Đây là lứa tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ. Chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi đúng bằng 1/2 lúc trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi dưỡng tốt ở tuổi 1-3 sẽ làm đà cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
  • Trẻ dưới 3 tuổi uống bao nhiêu nước là vừa?

Nhu cầu về dinh dưỡng ở lứa tuổi 1-3 tính theo trọng lượng cơ thể thì cao hơn so với người lớn. Tuy nhiên, do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu nuôi dưỡng không đúng. Còn nếu ăn không đủ, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.

Về năng lượng, trẻ cần khoảng 100-110 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày, được cung cấp qua các bữa ăn như bột, cháo, cơm nát, bún... nấu với các loại thức ăn cung cấp chất đạm như: thịt, trứng, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng. Ngoài ra, dầu mỡ trong bữa ăn cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Một ngày trẻ nên ăn 150-200 g gạo, nếu đã dùng bún, mỳ, phở thì rút bớt gạo đi.

Chất đạm

Chất đạm cấu tạo tế bào, là thành phần của các hoóc môn, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí não. Nếu chế độ ăn thiếu chất đạm, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh. Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt vì sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón.

Trong bữa ăn, đạm chỉ được hấp thu tốt nhất khi có tỷ lệ cân đối với bột đường và chất béo. Vai trò của rau xanh cũng rất quan trọng, việc thiếu rau xanh sẽ hạn chế hấp thu đạm.

Trẻ cần 2-2,5 g đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Số gam đạm trong 100 gam thực phẩm là: thịt lợn hoặc thịt bò, thịt gà nạc có 20-21 g; cá, tôm cua (đã trừ phần thải bỏ) 16-18 g; trứng gà (vịt) 13-14 g; đậu phụ 9 g. Như vậy, một ngày trẻ cần khoảng 120-150 g thịt hoặc 150-200 g cá, tôm hoặc 300 g đậu phụ, nếu ăn trứng thì một quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30 g thịt nạc.

Chất béo

Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 1-3, trẻ cần khoảng 30-40 g dầu mỡ một ngày, cụ thể một bát bột hoặc cháo cần cho 1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì cho dầu và mỡ vào xào, rán thức ăn.

Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt... vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.

Các vitamin

Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển; dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau giền.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400 UI/ngày.

Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30-60 mg/ngày.

Các chất khoáng

Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600 mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc...

Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1,5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.

Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.

Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật; nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C , giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.

Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.

Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả chín.

Trẻ 1-3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc..., không nên dùng các loại nước ngọt có ga.

mùa thu
mùa thu
Trả lời 13 năm trước

Chế độ ăn cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi của viện dinh dưỡng trung ương

Cách cho ăn:

  • Vẫn cho trẻ bú sữa mẹ,nếu mẹ không có sữa cho ăn thêm 500ml sữa/ngày.
  • ăn 4 bữa cháo hoặc súp/ngày.
  • ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Lượng thực phẩm/ngày:

  1. Gạo : 100 - 150g
  2. Thịt (cá tôm) : 100 -120g , 1 tuần 3 - 4 quả trứng gà
  3. Dầu ( mỡ) : 30g
  4. Rau xanh : 50 - 100g
  5. Quả chín : 200g

Mẫu thực đơn cho trẻ 1 - 2 tuổi/tuần

Giờ Thứ 2 , 4 Thứ 3 , 5 Thứ 6 , CN Thứ 7
6h

Bú mẹ hoặc uống sữa

ngoài 200ml

Bú mẹ hoặc uống sữa

ngoài 200ml

Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài 200ml

Bú mẹ hoặc uống sữa

ngoài 200ml

8h Cháo thịt lợn

Cháo thịt gà

Cháo thịt bò Cháo trứng
10h Chuối tiêu 1/2 quả

Đu đủ : 100g

Hồng xiêm : 1/2 quả Xoài : 100g
12h Cháo cá

Cháo thịt lợn

Cháo thịt gà Cháo gan
16h

Súp thịt bò khoai tây

Súp đậu xanh bí đỏ Cháo tôm Cháo lạc + bí đỏ
17h Nước cam*

Nước cam*

Nước cam* Nước cam*
20h Cháo gà

Cháo lươn

Cháo thịt lợn Cháo thịt gà

(*): Cam 50 - 100g (cam : 1.2 quả + 1 thìa cà phê đường kính )

Chú ý : từ 19 h đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào có nhu cầu

Cách nấu cháo : nấu một nồi cháo trắng , đến mỗi bứa ăn múc một bát cơm ăn cơm cháo vào một xoong nhỏ , mỗi bữa Ăn cho thịt cá tôm xay , băm nhỏ để thay đổi bữa cho trẻ.

Thành phần một bát cháo như sau :

  • Thịt ( cá, tôm gan, tim ,lạc ) : 30 -40g
  • Dầu ( mỡ ) : 2 thìa cà phê ( 10g)
  • Rau xanh : 3 thìa cà phê bă nhỏ

1 tuần cho trẻ ăn 3 - 4 qủa trứng gà cả lòng trắng.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Ở lứa tuổi n? nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức khỏe của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và các chức năng tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

lứa tuổi này bữa ăn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tăng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ th? chop b?dinh dưỡng v?kh?g thể. Cố gắng cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

1. Năng lượng:

năng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức. Ở lứa tuổi n? ti? hao năng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều vì lúc này trẻ đã biết đi, biết chạy, biết tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi n? l?110KCAL/KG c? nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 = 1300 kcal. Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, cơm nát (đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần); chất đạm, chất béo ngoài vai trò quan trọng với quá trình phát triển cơ thể cũng có vai trò cung cấp năng lượng. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: Ðạm: Béo: Ðường bột = 15: 20: 65.

2. Chất đạm:

chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá , tôm. . . vì chúng có giá trị cao, có đủ các axit min cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A gi? cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60 %. Tuy nhiên nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc...) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 -3 tuổi là 28g/ ngày. Chất đạm rất cần thiết vì nó có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại. Trong bữa ăn của trẻ chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ năng lượng.

Nếu khẩu phần ăn đủ đạm nhưng thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.

3. Chất béo:

Dầu mỡ vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. . . rất cần cho trẻ . Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài các thành phần khác (gạo, thịt, rau. . . ) cần CHO THÊM 1 -2 THÌA CÀ PHÊ MỠ HOẶC DẦU. MỠ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các axit béo không no cần thiết như: axit lioleic, axit liolemc, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn để trẻ ăn được.

4. Các chất khoáng:

Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Ở LỨA TUỔI NÀY CAN XI VÀ PHOTPHO CẦN được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, hàng ngày trẻ cần 400 - 500mg can xi. Can xi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai...), photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa can xi/ photpho = 1/1,5. Chuyển hóa can xi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D, vitamin D LẠI CÓ TRONG LÒNG ÐỎ TRỨNG, THỊT, GAN và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D DƯỚI DẠNG DỰ TRỮ DƯỚI DA SẼ CHUYỂN THÀNH VITAMIN D HOẠT ÐỘNG. DO vậy ngoài ăn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng.

Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 - 7 mg sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ĂN THỰC VẬT NHƯNG TRONG RAU QUẢ LẠI CÓ NHIỀU VITAMIN C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả HƠN. ƯU TIÊN NGUỒN THỨC ĂN động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể.

5. Vitamin:

Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở LỨA TUỔI NÀY NGƯỜI TA QUAN TÂM ÐẾN VITAMIN A VÀ VITAMIN C. HAI vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi. Ở LỨA TUỔI NÀY NHU CẦU VITAMIN A CHÍNH CHỈ CÓ TRONG CÁC THỨC ĂN ÐỘNG vật như trứng, gan. . . Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Ðể đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên.

Những điểm cần lưu ý trong nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi:

  • Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Tuy nhi? ở lứa tuổi này trẻ đã mọc răng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện răng, luyện cơ nhai. Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ăn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, băm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.
  • Sau khi cai sữa cần có chế độ ăn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ăn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ.
  • Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Ðường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ăn các thức ăn khác, mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng răng. Chỉ nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn.
  • Cần cho trẻ uống đủ nước: nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
  • Jamu Mommy
    Jamu Mommy
    Trả lời 9 năm trước

    vitamin cho bé biếng ăn | viên uống bổ sung vitamin cho trẻ |vitamin tổng hợp cho bé