Ăn để tăng sức đề kháng?

Con nhà em gần 16 tháng, hầu như tháng nào cũng bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là lúc thay đổi thời tiết và phải dùng đến kháng sinh. Em muốn hỏi bác sỹ liệu có cách nào làm tăng sức đề kháng cho bé được không? Một thiệt thòi cho cháu là sinh ra không được bú mẹ nên sức đề kháng rất yếu. Nhìn cháu ho mà em xót xa lắm. Rất mong sự giúp đỡ của bác sỹ.

Nguồn: webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Để tăng sức đề kháng, bạn cần cho bé tập thể dục đều đặn, phơi nắng vào sáng sớm, nhiều hoạt động ngao2i trời. Ngoài ra, cần chú ý đến dinh dưỡng hợp lý với đủ 4 nhóm thực phẩm là bột (cơm...), béo (dầu, mỡ...), đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ...) và rau, trái cây. Cần chú trọng các thực phẩm tăng cường miễn dịch vitamin A, bêta caroten (lòng đỏ trứng, gan, các loại rau lá xanh hay củ quả có màu cam đỏ như đu đủ, cà rốt, cà chua, gấc...), vitamin C (cam, bưởi, chanh, sơ-ri...), vitamin E (hạt nẩy mầm, giá đỗ...), kẽm, selen (hàu, thịt bò, ức gà...), axit béo Omega 3 (cá hồi, cá basa, cá thu, hạt điều, hạt hướng dương...).

Probiotics hay các men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống bệnh tật. Việc tăng cường bổ sung Probiotics cho trẻ ngay sau điều trị kháng sinh còn giúp tái lập cân bằng hệ vi khuẩn ruột, ngừa tiêu chảy, tăng cường khả năng tiêu hóa hấp thu và giúp trẻ ngon miệng hơn.

Độ tuổi này, khi bé bị bệnh cũng là lúc cơ thể đang sản sinh kháng thể để lần sau vượt qua bệnh tật tốt hơn. Bạn không cần nóng vội cho con uống thuốc kiềm hãm bệnh. Nếu chỉ các triệu chứng nhẹ như sổ mũi, ho khan, sụt sịt... thì khoảng 7-10 ngày sẽ tự hết. Khi các triệu chứng kéo dài hơn hoặc nóng sốt quá độ, bạn đưa con đi khám để lấy thuốc cho bé.

Chúc bé khỏe.

Hà Lam
Hà Lam
Trả lời 11 năm trước

Bạn bổ sung cho bé vitamin tăng sức đề kháng cho bé đi.
Quan trọng nhất mẹ bé phải bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng sữa, bột dặm nhiều dưỡng chất. Vì bé không được bú sữa mẹ nên mình cần phải đặc biệt lưu ý đế chế độ dinh dưỡng của bé.

Mình tìm thấy bài viết này, đăng lên cho mọi người tham khảo nè:

(Nguồn: http://tuvansuckhoe.vn)

Dinh dưỡng cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp cho trẻ phát triển toàn diện.

Trong đó, không thể không nói đến hệ thống miễn dịch của trẻ. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, đúng cách sẽ giúp cho trẻ có được một hệ thống miễn dịch vững chắc chống chọi lại các virus, vi khuẩn gây bệnh luôn “túc trực” hàng ngày để xâm nhập vào cơ thể bé.

Vì vậy, để bảo vệ cho sức khỏe con yêu mỗi ngày, các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú ý tăng cường miễn dịch cho bé bằng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hợp lý.

Dinh dưỡng cho trẻ giúp tăng cường miễn dịch

Sữa mẹ:

Đây là nguồn dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất, vì sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch cho trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn đường hô hấp…

ảnh dinh dưỡng cho trẻ

(Ảnh minh họa: Nuôi con bằng sữa mẹ là đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất)

Vitamin C:

Là loại dinh dưỡng cần thiết cho mọi chức năng của cơ thể trẻ. Nó giúp hình thành nền tảng cấu trúc của gân, xương và dây chằng, tổng hợp cholesterol trong máu và sản xuất những phân tử có nhiệm vụ chuyên chở và biến đổi tế bào chất béo thành năng lượng.

Vitamin C còn là chất kháng oxy hóa tốt cho sức khỏe. Vì thế, khi trẻ tiêu thụ vitamin C, chất kháng oxy hóa sẽ giúp cơ thể tự bảo vệ trước những gốc tự do, vốn là những tế bào gây hại và tàn phá trong cơ thể. Vitamin C có trong một số loại trái cây tười và rau củ , quả như nước cam, dâu tây, việt quất, và bông cải, cà chua, khoai lang… là những thực phẩm có chứa nhiều omega 3 và chất kháng oxy hóa. Giám đốc dinh dưỡng của Trung tâm y tế Dayton, thạc sỹ Rachel Riddiford có nói: cho trẻ ăn 5 loại trái cây và rau quả mỗi ngày sẽ cung cấp Vitamin C, A, E và các chất phytochemicals cần thiết để cải thiện hệ thống miễn dịch.

ảnh dinh dưỡng cho trẻ

(Ảnh minh họa: Trái cây tươi và rau củ trong thực đơn dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày giúp tăng cường miễn dịch)

Chất kẽm:

Là thành phần thiết yếu cho sự phát triển của hệ miễn dịch. Bạn có thể cho trẻ ăn loại ngũ cốc có bổ sung kẽm, ít muối, ít đường để cung cấp thêm dưỡng chất này. Hầu hết các loại ngũ cốc đều có bổ sung kẽm. Không nên cho trẻ ăn ngũ cốc ngọt chế biến sẵn, có chứa đường tinh luyện- sẽ giảm bớt tác dụng tích cực của kẽm.

Các vitamiin và chất khoáng khác

Những loại thực phẩm như trứng, thịt, cá và các loại hạt có chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho cơ thể bé, giúp tăng cường vitamin B6, B12, Selen. Đồng thời, Ông Riddiford còn khuyên các bà mẹ hãy nên cho trẻ uống thêm sữa bổ sung Vitamin A, D và ngũ cốc để bổ sung Vitamin A, B6, Acid Folic, Sắt và Kẽm.

Vì vậy, dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày cần có sự kết hợp của các vitamin và chất khoáng đúng cách. Nhu cầu vitamin từ thực phẩm của trẻ luôn cần thiết ngay cả khi trẻ đang ăn kiêng. Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu chất khoáng và vitamin cần thiết cho trẻ, bạn cần bổ sung vào khẩu phần hàng ngày của trẻ nhiều loại vitamin khác nhau. Do đó, dù trẻ biếng ăn hay không, cha mẹ cũng cần kiên trì tìm cách cho trẻ ăn uống đầy đủ, đúng cách để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường hệ thống miễn dịch. Đặc biệt lưu ý, tránh cho trẻ ăn phải những thực phẩm không chứa đường và phẩm màu thực phẩm.

Sữa chua:

Là món ăn hấp dẫn của trẻ nhỏ, lại tốt cho sức khỏe. Ông Riddiford còn khuyên “Mẹ cũng nên cho trẻ ăn sữa chua một lẫn mỗi ngày. Sữa chua sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc giúp ngăn ngừa cảm cúm cho trẻ". Sữa chua có chứa Probiotic - cung cấp cho cơ thể nhiều vi sinh vật sống. Hai nhóm chính của các vi sinh vật này là Lactobacillus và Bifidobacterium, chúng cũng giống như những vi khuẩn có lợi trong dạ dày của trẻ. Khi ăn loại sữa chua này sẽ gia tăng lượng vi sinh vật giúp duy trì hoạt động tốt cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cha mẹ chú ý nên tránh cho bé ăn yaourt chứa nhiều đường.

Nước uống:

Cha mẹ hãy thường xuyên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày. Cơ thể con người gồm 70% là nước, và để hoạt động hiệu quả, cơ thể luôn cần được cung cấp đủ nước. Nước giúp làm thông đường thải các chất bã ra khỏi cơ thể, do những chuyển động không thường xuyên của ruột có thể gây suy yếu hệ miễn dịch cơ thể. Theo các chuyên gia về sức khỏe, các bậc cha mẹ nên hạn chế cho bé uống quá nhiều nước ngọt hay nước có ga, vì đây là những thực phẩm có nguy cơ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gây nên bệnh béo phì, tiểu đường cho trẻ. Do đó, nên thường xuyên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội là tốt nhất.

Thói quen sinh hoạt giúp trẻ tăng cường miễn dịch

1. Rửa tay sạch sẽ:

Hầu như các bậc cha mẹ luôn coi nhẹ việc này, không thường chú ý và hay lãng quên. Tuy nhiên, rửa tay sạch sẽ cho bé lại là một thói quen không nên bỏ qua mà nên hình thành cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Vì việc làm này góp phần ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bé, gây ảnh hưởng đển hệ thống miễn dịch.

Do đó, cha mẹ chú ý rửa tay cho bé trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi nghịch bẩn. Rửa tay bằng nước ấm và dùng xà bông đửa rửa, sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.

2. Nghỉ ngơi và thư giãn

Cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý là yếu tố giúp trẻ tăng cường và duy trì hoạt động khỏe mạnh của hệ miễn dịch cơ thể. Do vậy, đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày là việc làm cần thiết đối với cha mẹ.

ảnh dinh dưỡng cho trẻ tăng miễn dịch

(Ảnh minh họa: Để trẻ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý là yếu tố giúp cải thiện và tăng cường miễn dịch cho bé)

Cơ thể con người luôn cần ngủ 8 giờ/ ngày để đảm bảo tăng sức đề kháng của cơ thể. Trẻ em lại càng cần lưu ý đến giấc ngủ nhiều hơn. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà mẹ có thể tự điều chỉnh và duy trì thời gian ngủ hợp lý cho bé, Quỹ Giấc Ngủ Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin về thời lượng ngủ cần thiết cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh: 10,5 - 18 giờ/ ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 3-11 tháng tuổi: 9 - 12 giờ/ ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi: 12-14 giờ/ ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi: 11-13 giờ/ ngày.
  • Trẻ từ 5-12 tuổi: 10-11 giờ/ ngày.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tránh để trẻ bị căng thẳng, vì căng thẳng dễ làm suy yếu hệ miễn dịch đồng thời làm trẻ chậm lớn. Đôi khi, bạn vẫn nghĩ trẻ không nhận thức được thế giới xung quanh nhưng nếu bạn bị căng thẳng, trẻ cũng có thể cảm nhận được, và trẻ không biết xoay sở thế nào nên dẫn đến việc trẻ có cảm giác lo lắng và mất ngủ.

(Tổng hợp nguồn internet)