Khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ cần lưu ý những gì?

zero
zero
Trả lời 13 năm trước

Bên cạnh chuyện tiết kiệm tiền thì việc tự nấu thức ăn dặm còn đảm bảo sức khỏe cho con.

Ngoài ra, còn những lợi ích khác khi tự nấu thức ăn dặm là:

- Bạn biết chính xác sở thích của con, nhờ đó, bạn sẽ nấu được những món phù hợp. Bên cạnh đó, bạn còn biết tự loại bỏ những món bé dễ bị dị ứng.

- Giúp bé tránh được những chất bảo quản có trong thức ăn bán sẵn và vì thế, giúp bảo vệ bé khỏi những chất độc hại cho cơ thể.

- Có thể sử dụng rau xanh và hoa quả với nhiều cách chế biến khác nhau. Ngay cả khi bạn chỉ nấu được một vài món thông thường thì ít nhất, bạn cũng được tự tay chọn và rửa gọt thật kỹ thực phẩm xanh cho bé.

- Tự nấu nướng bao giờ cũng có độ tiệt trùng tốt hơn.

Ảnh minh họa.

Lưu ý khi chế biến thức ăn dặm

- Trước khi bắt đầu nấu, cần đảm bảo mọi ngóc ngách và cả tường trong phòng bếp được sạch sẽ. Cọ rửa và khử trùng dụng cụ nấu thức ăn dặm và cuối cùng, cần rửa tay bạn thật sạch với xà phòng và nước ấm. Có thể buộc tóc cao lên để tránh tóc rụng và rơi xuống bếp.

- Tránh cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn carrot, củ cải trắng, cải bó xôi dưới mọi hình thức. Bởi vì những loại rau củ trên có chứa một lượng lớn nitrate – theo học viện Nhi khoa Mỹ thì rau củ này sẽ làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở bé dưới 6 tháng tuổi.

- Hạn chế tối đa mua rau củ đóng hộp. Với rau củ tươi, cần rửa rau củ ít nhất vài phút dưới vòi nước sạch đang chảy. Cần loại bỏ hạt, cuống và gọt vỏ thực phẩm trước khi chế biến.

- Những loại cá có vây như cá hồi, cá tuyết, cá bơn thì có thể cho bé ăn cả phần xương sụn mềm và da cá, trừ những chiếc xương cứng quá mới cần loại bỏ.

Với thịt thì những chỗ mỡ cần phải lọc bỏ hoàn toàn. Nên chọn trứng gà đã được qua kiểm dịch.

- Dùng mật ong cho vào thức ăn dặm là cách làm sai lầm. Có khá nhiều vi khuẩn gây độc được tìm thấy trong bào tử của mật ong – gây nên chứng ngộ độc thức ăn, còn gọi là botulism (chứng ngộ độc thịt) mà đồng thời, nó còn tấn công vào hệ thần kinh trung tâm của bé. Người lớn có khả năng miễn dịch với chứng này nhưng các bé thì không.

- Không bao giờ được mua sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng vì chúng sẽ mời gọi vi khuẩn xâm nhập và tấn công bé.

- Hạn chế tối đa thức ăn lại, để trong tủ lạnh cho bé. Thức ăn tươi ngon và luôn cho bé ăn ngay sau khi chế biến là gợi ý tốt nhất. Không được để thức ăn với nhiệt độ trong phòng quá 1tiếng rưỡi đồng hồ. Có thể bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nhưng không quá 1 ngày.

- Không được cho bé dùng thức ăn chưa nấu hoặc chỉ nấu chín một phần. Hãy loại bỏ những quả trứng luộc còn lòng đào. Mọi thứ đưa cho bé đều phải tuân thủ nguyên tắc chín toàn phần.

- Không dùng muối, hạt tiêu, đường, dầu ăn dành cho gia đình, bơ, mỡ lợn vào thức ăn của bé.
Theo BuzzleM&B
Huỳnh  Phượng
Huỳnh Phượng
Trả lời 13 năm trước
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Ăn dặm là giai đoạn đầu đời rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận thức ăn của trẻ. Vì vậy, việc cho trẻ ăn dặm đúng cách luôn được các bà mẹ quan tâm. Lời khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ thực hành cho trẻ ăn dặm tốt hơn.
Thời điểm cho trẻ ăn dặm
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Ở tháng tuổi này, hệ men tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh, và nguồn sữa mẹ lúc này tuy vẫn còn khá nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng của trẻ.
Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Nên rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn sạch trước khi chế biến bột cho trẻ.

Chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa trong ngày, nếu mẹ phải đi làm hoặc trẻ quá thích ăn bột thì cho trẻ ăn tối đa là 2 bữa, nhưng 2 bữa này phải cách thật xa nhau để bé có thể tiêu hóa một cách dễ dàng.

Lúc này trẻ chỉ tiêu hóa tốt bột loãng 5%; có nghĩa là trong 100ml nước chỉ pha 5g bột (5g bột tương đương với 2 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang), sau đó độ đậm đặc của bột sẽ được tăng dần mỗi tuần.

Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, không cố ép trẻ ăn hết phần bột đã pha ra, nếu trẻ ăn được ít, thì cho trẻ bú mẹ liền ngay sau ăn cho trọn bữa.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm trong ngày phụ thuộc vào trẻ, không nhất thiết phải là buổi sáng, lúc vui vẻ trẻ sẽ dễ chấp nhận bữa ăn hơn.

Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần sắp xếp công việc để có một khoảng thời gian dài thoải mái dành cho trẻ. Có như vậy, bữa ăn sẽ diễn ra như một trò chơi, trẻ sẽ thích thú đón nhận. Chọn bột ăn dặm có vị ngọt để mùi vị bột sẽ gần giống vị sữa mẹ, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn.

Nếu trẻ không chịu ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho ăn trong 3-5 ngày, sau đó cho trẻ tập ăn lại.

Một số trẻ không thích ăn bột có vị ngọt, mẹ hãy chọn một loại bột có vị mặn bán sẵn trên thị trường cho trẻ ăn, hoặc nếu có thời gian hãy thử chế biến 1 chén bột (200ml) cho trẻ ăn tại gia đình như sau:

- Bột (sử dụng bột gạo xay khô hoặc bột ngũ cốc có bán sẵn trên thị trường): từ 10g tăng dần đến 20g, tương đương 3-6 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang.

- Thịt, cá, tép... (bằm thật nhuyễn): 20g tương đương với 2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Rau, củ, trái bằm nhuyễn hoặc tán nhuyễn sau khi luộc chín: 15-20g tương đương với 1,5-2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Dầu tinh luyện (dầu nành, dầu mè, dầu gấc...): 5g tương đương với 1 muỗng canh nhỏ.

- Nêm nếm: có thể sử dụng muối iod hoặc nước mắm ngon, nhưng bao giờ cũng nêm lạc hơn khẩu vị của người lớn.

Khi tiếp xúc với món ăn mới, trẻ cần thời gian từ 3-5 ngày để làm quen, sau khi trẻ đã làm quen với nhiều món, mẹ bắt đầu thay đổi món mỗi ngày để tạo sự ngon miệng cho trẻ.

Một số sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn nhiều bữa bột trong ngày: điều này làm trẻ khó tiêu, trở nên biếng bú mẹ, và chậm tăng cân.

Chỉ dùng nước hầm xương pha với bột gạo cho trẻ ăn: điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn luôn xác thịt, cá, rau... thì mới bảo đảm chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.

Pha bột quá đặc: trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng bú, biếng ăn ( khoảng cách giữa các bữa ăn và bú cứ dài ra dần).

Pha sữa với nước cháo: nếu tất cả các bình sữa đều pha với nước cháo thì giống như cho trẻ ăn bột nhiều lần trong ngày, sẽ làm cho trẻ khó tiêu và mau chóng bỏ bú.

Mua nhiều loại bột và mở nắp hàng loạt để đổi vị cho trẻ: bột ăn dặm cũng giống như sữa bột, thời gian từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp bột (hoặc sữa) không nên quá 15 ngày. Nếu mở cùng một lúc nhiều hộp bột, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: điều này không phù hợp với hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ và làm cho nguồn sữa mẹ bị ít đi, do trẻ khó tiêu dẫn đến ít bú mẹ.

Cho trẻ ăn dặm trễ (trên 6 tháng): ở thời điểm này về mặt tâm lý trẻ chỉ thích những gì đã quen thuộc với mình, nên việc tập ăn dặm sẽ trở nên khó khăn.

Tạo ra một khuôn khổ khi cho trẻ ăn dặm như bắt trẻ phải choàng khăn khi ăn, không cho trẻ dùng tay tiếp xúc với món ăn, bắt trẻ phải ăn hết phần ăn... những điều này tạo sự căng thẳng và gây ra phản ứng chống đối ở trẻ khi đến bữa ăn.

Đè đổ khi trẻ không chịu ăn: tạo ra mối bất hòa giữa mẹ và trẻ, dẫn đến chứng chán ăn kéo dài. Ăn dặm đúng cách giúp trẻ mau lớn và tạo sự an tâm cho các bà mẹ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản.