Con tôi gần 6 tuổi nhưng vẫn biếng ăn, hầu như không thích loại đồ ăn nào?

Con tôi gần 6 tuổi nhưng vẫn biếng ăn, hầu như không thích loại đồ ăn nào, trừ snack. Tôi luôn ép cháu ăn nhưng cháu ăn rất chậm, nếu không cháu đã bị suy dinh dưỡng. Làm thế nào để trị chứng biếng ăn ngay từ khi ăn dặm (lúc đầu mới ăn dặm, cháu ăn rất tốt)? Tôi đã đọc nhiều sách, thay đổi chế độ ăn ... nhưng vẫn là ép cháu ăn, nếu không ép thì thật khó. Mong bác sĩ tư vấn để giúp cho đứa con sau.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Nguyên tắc cơ bản của việc cho bé ăn là cha mẹ quyết định 3 vấn đề: khi nào ăn, ăn gì, ăn tại đâu? Còn cháu sẽ quyết định là ăn bao nhiêu. Như vậy sai lầm của bà mẹ trong trường hợp này là cho cháu ăn snack (có thể không tốt cho sức khỏe) và để cháu ăn quá lâu. Lời khuyên dành cho bà là hãy cho cháu ăn vào những thời điểm cố định trong ngày (3 bữa ăn + bữa snack). Thời gian ăn từ khoảng 15-40 phút, nếu quá thời gian này mà bé chưa ăn xong thì chị cứ chấm dứt bữa ăn, vì khi cháu đói cháu sẽ ăn bù.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Dưới đây là gợi ý giúp bạn cải thiện vấn đề, từRealmomguide:

1. Tạo tâm lý cạnh tranh

Phần lớn các bé đều thích sự thách thức; chẳng hạn, nếu có ai đó giành món đồ chơi của bé và nói “Cái này của cô”, bé sẽ phản ứng bằng cách chạy nhanh tới, lấy lại món đồ của mình. Tương tự, bạn (hoặc những thành viên khác trong gia đình) có thể chọn lấy một món ăn bày trên đĩa, để trước mặt bé và nói: “Cái này của mẹ”.

2. Loại trừ đồ ăn vặt

Bởi vì khi bé đã no bụng bởi snack, bé sẽ không còn cảm giác thèm ăn vào những bữa chính.

3. Thức ăn trước, hoa quả sau

Nguyên tắc là sau khi bé đã hoàn thành bữa chính, bé sẽ nghỉ ngơi trong vòng một giờ đồng hồ. Cuối cùng, bé sẽ được thưởng thức món hoa quả yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước lọc là đồ uống chính, bên cạnh nước hoa quả tươi.

. Làm mẫu cho bé

Không nên cho bé ăn một món từ ngày này sang ngày khác; thay vào đó, tự bản thân bạn nên thử những món mới và để bé bắt chước. Nên tạo điều kiện cho bé thưởng thức hương vị của nhiều loại thức ăn.

5. Khẩu phần nhỏ

Một bát cháo đầy tới ngọn thường quá sức với các bé, bạn có thể chia bát cháo này thành 2 phần nhỏ và khuyến khích bé ăn hết một nửa trước. Nếu bé tiếp tục ăn hết chỗ cháocòn lại thì không còn gì tốt bằng; tuy nhiên, nếu bé chỉ ăn hết một nửa số cháo đó, bạn cũng không nên quá lo lắng. Suy cho cùng, dạ dày của bé vẫn còn nhỏ nên chưa thể chứa một lượng thức ăn lớn cùng lúc.

6. Tạo đồ ăn theo cách vui nhộn

Thay vì việc bạn đưa cho bé những miếng phômai bình thường, bạn có thể dùngtăm (dĩa)khắc lên mặt miếng phômai thành hình vui nhộn. Sau đó, bạn đặt tên cho miếng phômai đó là “mặt trời nhỏ” hoặc “chú hề vui tính”. Các bé thường thích đồ ăn nếu trông nó mới lạ.

7. Cùng bé tham gia nấu ăn

Các bé có xu hướng ăn nhiều hơn với những thứ mà bé được tự tay làm; vì thế, bạn có thể hướng dẫn bé cùng xếp hoa quả hoặc trang trí rau trên đĩa.

8. Không dùng thức ăn để dỗ bé

Lúc đầu, bé có thể ăn được nhiều hơn một chút nhưng sau đó, chính điều này sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Bạn cũng không nên dùng những món tráng miệng để làm phần thưởng khi bé hoàn thành bữa chính.

9. Để bé ngồi cùng bàn ăn

Cho dù bé không muốn ăn, bạn vẫn nên để bé ngồi cùng mâm với các thành viên khác trong suốt bữa ăn. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng nếu bé chịu ngồi bên cạnh bạn nửa giờ đồng hồ, nhiều khả năng, bé sẽ muốn ăn thứ gì đó.

10. Cha mẹ nên kiên trì và bình tĩnh

Bạn khó mà ép bé ăn được theo ý muốn. Các chuyên gia cho rằng, có một số giai đoạn hoặc với một nhóm bé, tình trạng lười ăn dường như “hết thuốc chữa”. Cha mẹ nên tự động viên: “Khi đói, bé sẽ ăn thôi” và tiếp tục kiên trì chăm bé ăn.

11. Kiểm tra lượng kalo hàng ngày của bé

Với một bé kén ăn, bạn nên cẩn thận nhẩm tính lượng dinh dưỡng mà bé dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Sau đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để tìm cách cân bằng năng lượng cho bé.