Cách phòng chống cúm cho bà bầu? nên ăn gì và không nên ăn gì ?

Mình muốn tham khảo ý kiến các bạn về vấn đề phòng chống cúm cho bà bầu? Nên ăn gì va không nên ăn gì?

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Bạn thân mến!

Nắng gió thất thường dễ khiến cơ thể đổ bệnh, nhất là với những phụ nữ đang mang thai,. Phòng bệnh khi trời chuyển mùa là việc tối quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé

1. Cần tránh những nơi đông người như siêu thị, chợ, rạp chiếu phim… hay đơn giản chỉ là đám đông hay tụ tập ở khu dân cư nhà bạn, vì các bệnh cúm, cảm rất dễ lây qua đường hô hấp.

2. Luôn giữ đôi tay được sạch sẽ. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ càng phải chăm rửa tay hơn để tránh vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập.

3. Tạo thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra phố, đây cũng là bí quyết vừa phòng bệnh về đường hô hấp vừa giữ cho da mặt được mịn màng.

4. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn những món lạnh, vì nó mà bạn có thể bị cảm bất cứ lúc nào.

5. Để giảm bớt áp lực cả về thể chất và tinh thần, các bà bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ, luôn vui vẻ, đừng để áp lực công việc ảnh hưởng… Tất cả những điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng miễn dịch, các virus cúm khó mà xâm nhập.

6. Nếu nhà bạn đang ở hơi ẩm hay không thông thoáng, tốt nhất nên mua một máy hút ẩm đặt ở góc phòng để duy trì sự ấm áp, khô thoáng trong nhà.

7. Phải chú ý đến ăn uống, cả về chất và lượng, vì thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản và quan trọng nhất cho cơ thể

Khi mang thai, mình tin bạn đã lên kế hoạch bồi bổ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để mong bé phát triển khỏe mạnh. Nhưng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý suốt 9 tháng mang thai quả là không dễ chút nào phải không?

Để hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng lựa chọn thực đơn cho bữa ăn của mình được phù hợp nhất bạn hãy tham khảo cách này xem nhé.

Tháng thứ nhất


Lần đầu tiên khi biết mình sắp có em bé ai mà chẳng vui mừng phải không? nhưng không được chủ quan bạn nhé, bạn cũng nên cẩn thận trong ăn uống, kiêng khem vì thức ăn cũng ảnh hưởng một phần đến sức khỏe của bạn và thai nhi. Vì vậy nên ăn những thức ăn được ninh nhừ kiểu ăn chín uống sôi ấy, dùng nhiều bột lúa mạch; thức ăn phụ thì lấy chất chua làm chính để bổ sung vitamin…Không ăn những thức ăn hôi, tanh, cay.


Tháng thứ hai


Thời điểm này bạn đã bắt đầu có cảm giác khác lạ trong bụng, giai đoạn này rất nhạy cảm bạn thường có giác buồn nôn hay còn gọi là nghén. Để tránh buồn nôn nên ăn ít một nhưng ăn làm nhiều bữa, uống những đồ uống mát, nên ăn ít dầu mỡ, uống một lượng canh thích hợp.


Tháng thứ ba


Cũng giống như tháng thứ hai ở tháng này thức ăn thích hợp sẽ là các món canh gà; canh cá và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.

Tháng thứ tư

Khi đã qua ba tháng đầu cảm giác buồn nôn, mệt mỏi sẽ không còn vì vậy ở tháng thứ tư, bạn có thể ăn nhiều thức ăn dạng bột hoặc ăn canh hoa cúc có tác dụng điều hòa thai, giúp thai nhi ổn định.


Tháng thứ năm


Bạn nên tăng cường chất dinh dưỡng như thịt dê, thịt bò, các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gan, các loại xương và những loại hoa quả tươi, rong biển, tía tô, vỏ tôm, lạc, hạnh đào. Mỗi ngày nên ăn ít nhất từ 1 - 2 quả trứng gà, từ 50 - 100g thịt nạc, 100 - 150g thức ăn chế từ đậu, 500g chế từ các loại rau.


Bắt đầu từ tháng này bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể để mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Ở giai đoạn này thai nhi bắt đầu phát triển nhanh dần.

Tháng thứ sáu

Bạn nên hạn chế ăn thức ăn lạnh, nên ăn nhiều các loại cháo như cháo gà, cháo cá chép, cháo trứng…rất tốt cho mẹ và bé.


Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ chín


Đây là giai đoạn cuối của thời kỳ mang bầu. Bé của bạn ngày càng đòi hỏi chất dinh dưỡng nhiều hơn để bé có thể phát triển toàn diện. Nếu thời kỳ này bạn ăn nhiều, thức ăn hấp thụ vào thai thì bé sẽ lên cân nhanh. Vì vậy, ngoài việc chú ý đến chất dinh dưỡng còn phải chú ý đến lượng thức ăn được giữ cân bằng. Nếu thai nhi phát triển tốt, người mẹ tương đối bé thì nên hạn chế số lần ăn để phòng tránh thai nhi quá to, gây khó khăn khi sinh nở. Thể chất của người mẹ hơi yếu thì nên tăng cường chất dinh dưỡng, ăn nhiều.

Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!

Do Thi Hong Nhung
Do Thi Hong Nhung
Trả lời 11 năm trước

Một số thực phẩm như mật ong, rau cần, bí đao... có thể giúp bà bầu phòng ngừa các bệnh thường gặp khi mang thai.

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

uá trình mang thai là cả một chặng đường dài, đầy hạnh phúc và cũng đầy gian nan. 9 tháng 10 ngày là niềm vui, nỗi lo của những người được làm mẹ. Mình nhớ nhất lần đầu tiên mang bầu, mình đã cẩn thận chăm sóc bản thân và thai nhi nhưng cũng không tránh được một số bệnh sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi và cảm cúm do thời tiết thay đổi và ô nhiễm môi trường xung quanh. Trên thực tế mình được biết bà bầu cần hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai và được sự chăm sóc chu đáo của mẹ, mình đã xua đuổi được các bệnh ốm vặt bằng những mẹo dân gian hữu hiệu. Nếu bà bầu nào có hắt hơi, nghẹt mũi hay cảm cúm hãy thử mấy kinh nghiệm này trước nhé.

Cách 1:

Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được. Ví như trong quá trình xào rau bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

Cách 2:

Lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống.

Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu - 1
Để trị cảm cúm khi mang thai, chị em nên sử dụng những
bài thuốc dân gian. (Ảnh minh họa)

Cách 3:

Một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 - 7 loại, trọng lượng khoảng 50 - 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 - 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Bạn nên ngồi khoảng 5 - 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Bạn nên xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.

Cách 4

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.

Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

- Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

- Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.

- Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

- Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.

Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu sẽ xua đuổi được những phiền muộn, lo lắng khi bị cảm cúm.

Nguyen Thi May
Nguyen Thi May
Trả lời 11 năm trước

sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai rất quan trọng, ảnh hưởng đến sk của bé, nên phải thật cẩn thận

________________

do choi tre em - may hut sua