Dinh dưỡng cho bà bầu mới mang thai?

Tôi mới có thai được 4 tuần 5 ngày. Sức khỏe của tôi không được tốt lắm, hiện tại tôi chỉ có 40 kg (cao 1m54), do hơi gầy và sức khoẻ hơi yếu và huyết áp thấp nên tôi thấy lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện tại tôi ăn cũng không được ngon miệng lắm nhìn thấy thịt là sợ rồi. Do mang thai lần đàu nên tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm. Vậy nên mong Ban tư vấn tư vấn giúp tôi nên ăn uống như thế nào? và nên uống sữa loại nào là tốt và trong thời gian này tôi có cần bổ sung uống viên sắt ngay không? Mong sớm nhận được lời khuyên.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Chào bạn,

Theo như mô tả, bạn là người gầy và sức khỏe nói chung không tốt lắm, khi mang thai tình trạng sẽ trầm trọng hơn (do thai nghén và phải nuôi dưỡng thai nhi, mất sức do cuộc đẻ ...) . Vì vậy bạn cần lưu ý thực hiện như sau:

- Về viên sắt cần uống càng sớm càng tốt khi để dự phòng thiếu máu và nên uống kèm acid folic để phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

- Về cách thức ăn trong lúc bị nghén: do có hiện tượng chán ăn, sợ thức ăn, buồn nôn và nôn ... nên bạn không nên ráng ăn nhiều thức ăn mà cần chia ra nhiều bữa ăn, mỗi lần ăn một ít, nên chọn thức ăn lỏng, dễ tiêu, không dùng các chất gia vị cay nóng, thức uống có gas,, rượu bia..., có thể uống thêm sữa để bổ sung canxi.

- Về thành phần dinh dưỡng: cần lưu ý ăn cân đối, đủ các chất như đạm (thịt, cá, trứng, hải sản, các loại đậu...) , bột đường (cơm, bún, mì, đường, trái cây ngọt...), chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật, sữa tươi...) , các loại rau xanh, hoa quả (cung cấp chất xơ và các vitamin, khoáng chất...)

- Không nên tự ý dùng các loại thuốc bổ kể cả Đông và Tây y . Nên đi khám tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm để điều trị các bệnh tiềm ẩn, khám thai để các BS chuyên khoa hướng dẫn cụ thể hơn cách dinh dưỡng và chăm sóc trong lúc có thai, điều trị các triệu chứng nghén nếu cần .


Chúc bạn khỏe.

Nguồn: webtretho

Tran Van Khanh
Tran Van Khanh
Trả lời 13 năm trước

HERBALIFE - công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng

http://dantri.com.vn/c76/s82-386996/herbalife-va-hanh-trinh-30-nam-phat-trien-cuoc-song-cong-dong.htm

094-246-2468

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Trong giai đoạn mang thai, các bà bầu cần chú ý nhất tới việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: Vitamin C hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, nước lọc giúp ngừa táo bón, sưng phù cho mẹ....

1. Protein

Lý do: các axit amin được tìm thấy trong protein giúp xây dựng cơ bắp cho bé.

Hàm lượng hợp lý: khoảng 60g/ngày, từ 3 trong số những loại thực phẩm sau: 1 quả trứng, 100g thịt nấu chín, 240g sữa tách kem, 1 cốc sữa chua, 30g phômai cứng, 2 môi canh bơ hoặc 1/2 bát đậu nấu chín.

2. Carbohydrates

Lý do: cung cấp năng lượng lâu dài và chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, bạn cần tránh carbohydrates có trong đường trắng, bột trắng, và các loại thực phẩm có chứa chúng (bánh ngọt, bánh mì trắng), vì chúng dễ làm bạn tăng cân.

Hàm lượng hợp lý mỗi ngày: 1 lát bánh mỳ, 1 cái bánh ngô, 3-4 bát cơm, 1 củ khoai tây, ½ bát ngô nấu chín.

3. Chất béo

Lý do: chất béo là nguồn năng lượng quan trọng, giúp bạn chuyển hóa vitamin A, D, E, và K. Tuy nhiên, chất béo cũng cung cấp nhiều kalo, do đó nên hạn chế chất béo.

Hàm lượng hợp lý/ngày: chọn bốn trong số các thức ăn sau đây: 60g phômai, 2 môi canh bơ, 3/4 bát salad cá ngừ, 1 môi canh mayonnaise, 100g thịt nạc, 1 quả trứng hoặc lòng đỏ trứng. Khi nấu ăn, nên chọn các loại dầu thực phẩm chứa chất béo không bão hòa cho sức khỏe, bao gồm dầu hạt cải, dầu olive và các loại dầu lạc. Hạn chế chất béo bão hòa, được tìm thấy trong thịt và sản phẩm sữa, cũng như dầu cọ và dầu dừa.

4. Canxi

Lý do: canxi đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương răng cho bé.

Hàm lượng hợp lý/ngày: khoảng 1200mg, tiêu thụ ít nhất bốn trong số những thực phẩm sau: 24g sữa tách kem, 1 bát rau lá xanh đậm (rau sống, súp lơ xanh, cải xoăn), 100g cá mòi (hay cá hồi) đóng hộp, 3/4 cốc phômai, 1 bát sữa chua.

5. Sắt

Lý do: sắt giúp vận chuyển oxy qua máu. Trong thời gian mang thai, người mẹ cần nhiều sắt hơn để cung cấp oxy cho bào thai. Và thai nhi cũng sử dụng sắt để xây dựng tế bào máu cho riêng mình.

Hàm lượng hợp lý/ngày: phụ nữ mang thai cần gấp đôi lượng sắt. Bạn cũng nên ăn một số loại thực phẩm sau hàng ngày: hoa quả sấy khô, thịt nạc đỏ, đậu đỗ khô và mì ống, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh lá đậm.


Axit folic có nhiều trong bánh mì


6. Vitamin C

Lý do: vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein cấu trúc để hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ, và mạch máu cho bé. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hoá, có nghĩa là nó giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cả mẹ và bé.

Hàm lượng hợp lý/ngày: khoảng 65mg. Bạn có thể ăn 2-3 khẩu phần sau: 1/2 bát quả họ cam quýt, nước quả, 1/2 quả bưởi, quả cam cỡ trung bình, ½ bát dưa hấu, 1/2 bát bắp cải cắt nhỏ hoặc xà lách trộn, 2/3 bát súp lơ xanh nấu chín, 1 quả cà chua lớn.

7. Axit folic

Lý do: bổ sung axit folic trước khi thụ thai và giai đoạn đầu của thai kỳ giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (não, tủy sống của bé không bình thường); bị sứt môi hay hở vòm miệng.

Hàm lượng/ngày: nguồn dồi dào axit folic gồm các loại rau xanh, súp lơ xanh, măng tây, thịt bò nạc, cam, l
ạc (đậu phộng). Hiện nay, nhiều hãng thực phẩm cho thêm axit folic vào mỳ ống, bánh mì, ngũ cốc, sữa, bánh quy… Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho thai phụ dùng khoảng 0,4mg axit folic/ngày.

8. Vitamin A

Lý do: cần thiết cho làn da, xương, và đôi mắt của bé khỏe mạnh; giúp tạo ra các tế bào cho các cơ quan bên trong bé.

Hàm lượng/ngày: khoảng 800mcg, tương đương với bốn phần ăn sau: 4 bát rau xanh, 240g sữa, 1/2 cốc dưa hấu, 1 quả đào lớn, 1 bát rau lá sẫm…

Lưu ý: quá nhiều vitamin A (trên 10.000 IU) có thể có hại cho bạn và bé, vì vậy đừng lạm dụng vitamin A bổ sung.

9. Vitamin D

Lý do: vitamin D giúp xây dựng xương, mô và răng. Nó cũng giúp cho cơ thể sử dụng tốt canxi và phốtpho.

Hàm lượng/ngày: khoảng 10mcg. Vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá mòi, cá hồi đóng hộp. Ánh nắng cũng giúp sản xuất vitamin D.

10. Kẽm

Lý do: hỗ trợ tăng trưởng của thai nhi.

Hàm lượng/ngày: khoảng 20mg. Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, thịt, và sữa, cũng như hàu, sò, ốc và hải sản khác.

11. Chất lỏng

Lý do: cần thiết cho việc phát triển các tế bào mới, duy trì khối lượng máu và chất dinh dưỡng khác. Nó cũng giảm thiểu sưng, táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cho thai phụ.