Những sai lầm thường gặp khi nuôi con là gì?

chuyengia
chuyengia
Trả lời 16 năm trước
Sai lầm của các cặp vợ chồng trẻ là để có thai tự nhiên, thậm chí ngay trong đêm tân hôn. Trong tiệc cưới chú rể cụng ly liên tu bất tận với thực khách vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để chứng minh “năng lực nhậu”. Đêm động phòng chẳng may đúng ngày rụng trứng. Thế là sau hai tuần cô dâu mới đã bắt đầu nôn ọe, mệt mỏi. Mầm sống được hình thành lập tức bị ngộ độc rượu bia nên quá trình phân chia không hoàn chỉnh dễ sinh ra quái thai. Thế là cha mẹ và gia đình không biết đổ lỗi cho ai bèn mang “ông trời” ra mà trách cứ. Các tác giả nước ngoài đã tính được cụ thể rằng: chỉ cần 3 lon bia hoặc 100 ml rượu whisky cũng đủ khả năng gây nứt ống tủy sống để dịch não tủy tràn ra vùng xương cùng làm thành một…dị nhân có đuôi! Sai lầm thứ hai cũng cần đề cập đến là vợ chồng trẻ có tính toán nên uống thuốc ngừa thai để tận hưởng những ngày tự do tuyệt đối, chăm sóc nhau hết mình. Họ ra tiệm thuốc Tây mua thuốc về uống. Chả cần giờ giấc, tự nhiên cô vợ quên luôn 3-4 ngày rồi lại hồn nhiên uống tiếp, đâu biết là trong 3-4 ngày ngưng thuốc đột nhiên trứng rụng, cái mầm sống vừa hình thành đã bị “xơi” ngay món nội tiết. Kết quả là quá trình phân chia hỗn loạn, nếu trẻ ra đời có nguyên vẹn thì khi dậy thì giới tính cũng dở dở ương ương. Trong hướng dẫn dùng thuốc tránh thai đã ghi rõ: ngưng dùng thuốc trước khi có thai 6 tháng. Vậy mà có những cặp vợ chồng chả cần đọc, ngưng tuần trước, tuần sau có thai thậm chí theo cơ chế feedback (điều khiển ngược) thì khi thoát ức chế của thuốc ngừa thai, trứng có thể rụng ngay tức thì, có trường hợp rụng liền 2-3 quả. Thế là đang tính chuyện “kế hoạch” nay cặp vợ chồng trẻ phải nuôi một lúc 2 đứa lại chẳng biết thuốc có gây sai sót ẩn gì, để khi lớn lên mới xuất hiện thì trời cũng không cứu nổi. Sai lầm thứ ba cũng hay gặp ở nước ta là quan hệ tình dục được coi là “đặc quyền” của các ông chồng. Ban ngày ông đánh vợ, bà vợ bị chấn thương tâm lý nặng nề. Ban đêm ông “đè” bà ra mà “sinh hoạt”, không “cho” cũng ăn đòn. Cái mầm sống hình thành trong trạng thái tâm lý như thế tất yếu sẽ bị ảnh hưởng. Bạo hành gia đình có từ khi hình thành bào thai cho đến khi trẻ ra đời và chứng kiến, tránh sao khỏi những tổn thương, những lệch lạc về tâm lý. Sai lầm thứ tư thường rơi vào những gia đình khá giả là khi dính bầu phải ăn thật nhiều để đứa trẻ “thông minh hơn”. Rốt cuộc là ngay từ trong bụng mẹ đứa bé đã bị “bón thúc” tới mức béo phì. Trẻ ra đời có số cân hơn 3,5 ký; có trẻ năng tới 5 ký là tiền đề của béo phì sau này. Từ sơ sinh đến 12 tháng Đây là giai đoạn bé sống tự lập, não và hệ thần kinh phát triển nhanh. Chúng ta thường nghe “ba tháng biết lẫy (lật), bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” để thấy hệ thần kinh điều khiển cơ xương phát triển như thế nào. Đây cũng là giai đoạn bé tăng trưởng cân nặng, chiều cao rất nhanh. Cụ thể: sau 6 tháng cân nặng tăng gấp đôi, sau 1 năm cân nặng tăng gấp 3 lần lúc mới sinh. Bú mẹ 3 giờ sau khi ra đời là một biện pháp cần được xem trọng. Nhiều chị sợ ngực xấu nên buộc bé phải bú sữa bò. Các hãng sữa nhắm trúng đích đã quảng cáo theo kiểu “sữa mẹ là tốt nhất, nhưng nếu bé không bú mẹ thì sữa của hãng chúng tôi có thành phần giống như sữa mẹ lại được bổ sung DHA…”. Con bò và người mẹ là hai loài động vật khác nhau, con bò nhai cỏ mà sữa bò lại tốt tương đương với sữa mẹ! Ấy vậy mà các bà mẹ cả thế giới đều nghe theo. Trong 4 tháng đầu trẻ chỉ cần bú mẹ. Cuối tháng thứ tư là bắt đầu cho trẻ ăn dặm (sữa bò, dầu ăn để trẻ có đủ các acid béo như Omega 3, Omega 6, cho trẻ ăn bột với thịt hoặc cá xay nhuyễn với ít lá rau xanh, tập cho bé uống nước trái cây tươi…). Một số gia đình còn nấu một nồi cơm, gạn nước cơm để pha sữa cho bé trong giai đoạn ăn dặm rất tốt. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sẽ giúp các bà mẹ điều chỉnh chế độ ăn của bé. Trong việc nuôi trẻ thường xuất hiện cuộc “cạnh tranh ngầm” giữa các bà mẹ. Nếu con nhà kia bụ bẫm hơn nhờ uống sữa ngoại thì bà mẹ phải mua cho bằng được loại sữa đó bắt bé uống. Cách “cạnh tranh” này rất nguy hiểm và thường là tiền đề của chứng biếng ăn tâm lý gây suy dinh dưỡng.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Cụ thể, theo bác sĩ Thạc, một số sai lầm phổ biến của cha mẹ trong chăm sóc con như:

1. Về chế độ dinh dưỡng

- Không cho trẻ bú sữa mẹ: Theo thống kê, tỷ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ngày càng giảm mạnh. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nghĩ rằng sữa công thức tiện lợi, bổ dưỡng, đồng thời người mẹ không phải cực nhọc vì cho con bú.

Theo các bác sĩ, lợi ích từ sữa mẹ là rất lớn, giúp nuôi dưỡng những quần thể vi sinh vật độc nhất vô nhị, hỗ trợ cho sự hấp thụ dưỡng chất và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Trong khi đó, sữa bò và sữa công thức thì không cho hiệu quả như vậy.

- Cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm) chưa đúng cách: Vì cho rằng những thức ăn này sẽ giúp trẻ mau cứng cáp nên cha mẹ thường cho bé ăn dặm quá sớm so với lứa tuổi, không đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thức ăn cho trẻ không phù hợp với lứa tuổi như cho ăn cơm sớm, cho ăn thức ăn quá đặc… .

- Bắt trẻ ăn theo suy nghĩ và lựa chọn của người lớn vì nghĩ rằng thức ăn này tốt, thức ăn kia bổ dưỡng. Trong khi đó cha mẹ hoàn toàn không quan tâm đến sở thích và tâm lý ăn uống của trẻ.

- Nhồi nhét ăn thật nhiều để con tròn trịa, bụ bẫm, bởi nghĩ rằng như vậy trẻ mới thực sự là bé khỏe bé đẹp.

- Kiêng cữ ăn uống một cách thái quá lúc trẻ bệnh. Chẳng hạn khi bé bị tiêu chảy chỉ cho ăn cháo muối, kiêng không cho dùng những thức ăn thường ngày vì sợ ăn vô cũng đi tiêu ra hết; Hoặc không cho bé ăn những gì nó thích trong lúc bệnh vì nghĩ rằng thức ăn đó không tốt sẽ khiến trẻ lâu khỏi bệnh.

2. Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh

- Tự ý cho trẻ dùng thuốc mỗi khi bé nóng, ho, sổ mũi...

- Tự ý tăng giảm liều thuốc khi chưa có ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị.

- Cho trẻ uống thuốc không đúng cách như bóp mũi đè đổ thuốc, ném viên thuốc vào miệng bé hoặc pha thuốc vào đồ ăn thức uống.

- Kiêng cữ không đúng cách khi trẻ bị bệnh như: kiêng tắm, kiêng gió, ủ quá kỹ…

- Can thiệp không đúng cách khi bé bị bệnh như: Cho uống thuốc cầm tiêu chảy, bắt trẻ uống những loại thuốc gia truyền hoặc lá cây không rõ nguồn gốc, cạo lễ cắt gió hoặc tắm rượu khi bị sốt, châm chích cho mụn nước vỡ ra khi bị trái rạ hoặc tay chân miệng…

Những sai lầm trên đã gây không ít hậu quả đáng tiếc đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhẹ thì gây ra hậu quả tức thời như:

- Sức khỏe của bé không cải thiện, bệnh nặng hơn, thậm chí kéo dài hơn.

- Trẻ mắc thêm những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm từ việc cạo gió, cắt lể, châm chích mụn nước như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết (máu), nhiễm trùng mụn nước...

- Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ khi hít sặc vào đường hô hấp gây viêm phổi hoặc suy hô hấp, ngộ độc thuốc do sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh không đúng chỉ định.

Bên cạnh đó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài. Chẳng hạn:

- Tình trạng dinh dưỡng không không đảm bảo làm trẻ bị suy giảm sức đề kháng.

- Biếng ăn do tâm lý rất sợ khi ăn uống.

- Suy dinh dưỡng, còi cọc, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não.

- Béo phì và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn về bệnh tật.

Để tránh những hệ lụy đáng tiếc trên, bác sĩ Đinh Thạc khuyên, phụ huynh chăm sóc trẻ cần dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng. Tốt nhất cha mẹ nên có sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn như nhi khoa, dinh dưỡng, da liễu… về từng vấn đề gặp phải.

Những phụ huynh lần đầu có con thường cảm thấy bỡ ngỡ và bối rối vì có quá nhiều lời tư vấn, ý kiến khác nhau từ nhiều nguồn. Trong tình huống này, người mẹ nên biết chọn lọc những kinh nghiệm tốt từ thực tế, có giá trị áp dụng và nguyên tắc quan trọng nhất là không gây hại cho bé.

Hiện nay, nhiều người dân vẫn còn khá chuộng những phương pháp dân gian được áp dụng từ rất lâu đời. Có những phương pháp vẫn còn giá trị như: Khi trẻ ho, có thể cho uống những loại thuốc ho dân gian an toàn tự chế biến từ lá tần dày, gừng hấp mật ong, tắc chưng đường phèn…; Hoặc khi bé tiêu chảy, cho uống nước gạo rang muối rất hiệu quả...

Tuy nhiên, cũng có những phương pháp dân gian không nên áp dụng vì chưa có bằng chứng khoa học và không an toàn đối với trẻ. Một số phương pháp có thể gây hại đến sức khỏe như: Cạo gió, cắt lể, tắm gốc rạ, uống nước lá cây hoặc những loại thuốc đông y gia truyền không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, những kiêng cữ thái quá trong thời gian trẻ bệnh như kiêng tắm, kiêng gió, ủ quá kỹ… rất dễ làm cho bé bị bội nhiễm vi trùng.

"Những điều gì chưa biết, nhất là việc sử dụng thuốc, người mẹ trẻ nên tìm hiểu kỹ từ sách báo có giá trị được phổ quát trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trước khi sử dụn