Bé 9 tháng đi ngoài sống phân?

con toi duoc 9 thang tuôỉ chau an uong van binh thuong nhung ma hap thu kem vay len chau rat coi, đuong ruot cau chau kem hay bi di ngoai song phan,bay gio chau moi duoc 8,5 kg vay xin hoi bac si the co phai la bi coi xuong hay ko,mong duoc tu van va giai dap,xin cam on.

nhan
nhan
Trả lời 14 năm trước

so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ thì con bạn không bị còi xương.

Còn bé đi ngoài sống phân thì có nhiều nguyên nhân gây ra như: Uống kháng sinh liều cao, do rối loạn tiêu hoá kéo dài... Từ đó làm triệt tiêu những vi khuẩn trí có lợi, chỉ còn lại những vi khuẩn không có lợi dẫn đến khi ăn vào thức ăn không được tiêu hoá hết gây lên đi ngoài sống phân.Trẻ đi ngoài sống phân lâu ngày có thể dẫn đến suy dinh dưỡng dẫn đến các triệu chứng do thiếu dưỡng chất như co giật do thiếu calcium, yếu cơ do thiếu kali…

Do vậy bạn lên tìm loại men tiêu hoá có chứa nhiều vi khuẩn sống ( Vi khuẩn có lợi ) tốt cho hệ tiêu hoá như: Viabiovit.

Nguyễn Trọng Khánh
Nguyễn Trọng Khánh
Trả lời 14 năm trước

Con bạn bị như thế là bị thấp hàn, bạn lấy nước gạo rang cho cháu uống, nếu biện pháp này không kết quả bạn dùng một vị Thương truật 30g mua ở các hiệu thuốc bắc sắc đặc và cho cháu uống, bạn nên mua một cái xi lanh nhựa ở hiệu thuốc rồi dùng cái đó bơm vào miệng cháu, liều lượng mỗi lần là khoảng một thìa tới hai thìa cà phê, cứ uống đến khi khỏi thì thôi, lượng thuốc còn thừa bạn cho vào tủ lạnh để bảo quản. Nên nhớ là cả mẹ và con đều phải uống vì bạn còn cho con bú nữa. Theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ cần uống trong ngày đầu tiên là khỏi rồi.

Lương y Lương Cao Cường
Lương y Lương Cao Cường
Trả lời 10 năm trước

Các bài thuốc chữa đi ngoài: phân sống, kiết lỵ, tiêu chảy, loạn khuẩn, đi ngoài nhiều ngày không khỏi....

Thuốc nam chữa tiêu chảy

Tiêu chảy là đi đại tiện ra phân lỏng, số lần đại tiện nhiều hơn bình thường hoặc có kèm các chứng đau bụng, nôn mửa hoặc có sốt. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc nam chữa tiêu chảy tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Tiêu chảy do phong hàn

Triệu chứng: Nóng rét, nhức đầu, đau mình, sôi bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phép chữa: Giải biểu, tán hàn, chỉ tả (phát tán phong hàn, cầm tiêu chảy).

Bài thuốc: Củ gấu (giã giập sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 12g, búp ổi (sao vàng) 20g, gừng tươi 8g, vỏ quýt (sao thơm) 12g. Nếu có nôn gia hoắc hương 12g. Nếu đau đầu, sốt gia thêm tô tử 6g. Các vị cho vào ấm, đổ 400ml nước sắc lấy 150ml. Người lớn uống 1 lần. Trẻ em tùy tuổi chia làm 2-3 lần uống. Có thể tán thô, ngâm vào phích mà uống hoặc làm thuốc tán.

Tiêu chảy do hàn thấp

Triệu chứng: Đau bụng lâm râm, đi tiêu ra nhiều nước trong loãng, mình nặng nề, mỏi mệt, không muốn ăn, không khát, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch nhu hoàn.

Phép chữa: Tán hàn trừ thấp.

Bài thuốc: Củ riềng (thái mỏng sao vàng) 40g, vỏ ổi (sao) 80g. Hai thứ tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2-6g, hòa với nước sôi, hãm một lúc rồi gạn lấy nước uống. Kiêng ăn đồ tanh, lạnh và khó tiêu.

Tiêu chảy do thấp nhiệt

Triệu chứng: Hễ đau bụng là đi tiêu chảy ngay, phân ra sắc vàng, mùi khẳm, giang môn nóng, tiểu tiện ít và đỏ, khát nước, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch hoạt sác.

Phép chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả.

Bài thuốc: Sắn dây 30g, rau má 8g, lá và bông mã đề 20g, cam thảo dây 12g. Các vị rửa sạch, giã giập, cho vào ấm, đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml. Người lớn chia 2 lần uống, trẻ em tùy tuổi chia 3-4 lần. Có thể tán giập, ngâm vào phích mà uống.

Tiêu chảy do ăn uống không cẩn thận

Triệu chứng: Ăn uống quá no, hoặc ăn uống đồ sống lạnh, tổn thương tỳ vị, tiêu hóa không được, sinh tiêu chảy.

Đau bụng đi tiêu, tiêu xong bớt đau, phân ra hôi thối như trứng ung, ợ khan ra mùi thức ăn, không muốn ăn, rêu lưỡi nhợt, mạch hoạt sác.

Bài thuốc: Vỏ rụt (sao vàng) 40g, vỏ quýt (sao thơm) 20g, vỏ vối (sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 20g, củ gấu (giã giập sao vàng) 40g. Các vị đều sấy khô tán nhỏ rây mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi mỗi lần uống từ 2-6g hòa với nước sôi, hãm một lúc, gạn lấy nước mà uống.

Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: Sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, chân tay mát lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch mềm yếu.

Phép chữa: Ôn bổ tỳ vị.

Bài thuốc: Bố chính sâm (sao vàng) 20g, sa nhân 16g, vỏ quýt (sao thơm) 16g, củ mài (sao vàng) 16g, gạo tẻ lâu năm (rang cháy) 30g, can khương 6g, vỏ rụt (sao vàng) 20g. Các vị chế xong, sấy khô, tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi, hãm một lúc gạn lấy nước mà uống ngày 3 lần.

(Theo SK & ĐS)


...............................

Chữa bằng mộc nhĩ đen

Canh Mộc nhĩ đen

Nguyên liệu: Mộc nhĩ đen 50 gam.

Phối chế: Rửa sạch Mộc nhĩ, lượng nước 1000 mi-li-lít, ninh Mộc nhĩ đến nhừ là được.

Công hiệu: Ích khí mát máu, trị kiết lỵ.

Cách dùng và liều lượng: Mộc nhĩ trộn với một ít muối tinh và dấm là có thể dùng và ăn luôn canh Mộc nhĩ. Mỗi ngày 2 lần.


Chữa bằng Chè xanh-mật Ong

Nguyên liệu: Chè xanh 5 gam, mật Ong lượng vừa phải.

Phối chế: Cho chè xanh vào cốc sứ, pha bằng nước đun sôi, đậy kín nắp thêm 5 phút, pha với mật Ong là có thể uống.

Công hiệu: Thanh nhiệt sản sinh nước bọt, trị kiết lỵ trợ tiêu.

Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 3-4 lần, uống một mạch khi nước chè còn nóng.

Chữa bằng Trứng Vịt muối tro

Nguyên liệu: Trứng Vịt muối tro 3 quả, đường đỏ 60 gam.

Phối chế: Bóc vỏ trứng Vịt muối tro.

Công hiệu: Dưỡng âm thanh nhiệt trị kiệt lỵ.

Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 3 quả, trứng Vịt muối tro chấm đường đỏ, ăn trong lúc đói bụng. Có thể dùng thường xuyên.



Theo vietnamese.cri.cn


........................................

Chữa tiêu chảy bằng ổi

Cây ổi còn được gọi là phan thạch lựu, tên khoa học Psidium guyjava L., thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi là mộ loại cây nhỡ, cao từ 3 đến 6 mét. Cành nhỏ có cạnh vuông. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới. Hoa có màu trắng, mọc ra từ kẻ lá. Quả mọng, có phần vỏ quả dày ở phần ngoài. Ổi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, lan sang châu Á, châu Phi. Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại ổi. Ổi mọc hoang ở khắp nơi từ vùng đồng bằng đến đồi núi. Ổi cũng thường được trồng để ăn quả.

Dược tính.

Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ổi cho biết quả ổi có hàm lượng các sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ[i]. Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ sinh tố C rất cao, mỗi 100g có thể có đến 486mg Sinh tố C[ii]. Sinh tố C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng sinh tố càng cao. Do đó, khi ăn ổi, nên rửa sạch và ăn cả vỏ. Quả ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols. Theo những nghiên cứu khoa học về những chất chống oxy hoá[iii], vị chua và chát trong nhiều loại rau quả, bao gồm lá ổi, quả ổi là do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá gây ra. Tương tự như quy luật màu càng sậm như vàng, tía, đỏ càng có nhiều chất chống oxy hoá, vị càng chát, càng đắng, càng chua độ tập trung của những chất nầy cũng càng nhiều. Ngoài sinh tố A, C, quả ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mãn tính như suyển, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, ung thư.

Một tính chất quan trọng của ổi thường được sử dụng làm thuốc là tác dụng thu liễm, se da, co mạch, làm giảm sự xuất tiết và giảm sự kích thích ở màng ruột. Tác dụng nầy được dùng rộng rải trong nhiều chứng tiêu chảy, thổ tả hoặc kiết lỵ. Trong nhiều trường hợp rối loạn thuộc loại này, điều cơ bản là chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của Tỳ Vị. Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng cấp. Uống thêm nước cháo gạo lức rang có thêm vài lát gừng nướng và một chút muối vừa bảo đảm yêu cầu bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là những biện pháp đơn giản, ở trong tầm tay, nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp.

Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng. Nghiên cứu của Trần thanh Lương và các cộng sự[iv] cho biết tác dụng chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm là do 2 hoạt chất Beta-caryophyllene và Alpha-caryophyllene. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng nước sắc lá ổi để chữa viêm thận, động kinh. Có thể thấy hiệu quả chữa bệnh ở đây là do tác dụng tổng hợp của 3 yếu tố (1) thu liễm (2) sát trùng (3) kháng viêm.

Chữa tiêu chảy cấp.

Búp ổi 20g, Vỏ măng cụt 20g, Gừng nướng 10g, Gạo rang 20g Sắc uống.

(st)


.................................................. .................................................. ...........................




Mình mách các mẹ một bài thuốc chữa đi ngoài rất tốt và mình đã áp dụng cho bé nhà mình rồi. Mình sẽ cho các mẹ biết tình hình bé nhà mình để các mẹ xem nếu thấy tình trạng của các bé giống như bé nhà mình thì thử dùng xem.


Bé nhà mình bị đi ngoài phân nhầy,có bọt ngày đi 4-5 lần và kéo dài 7 ngày, bé sút đi 2kg nhìn bé hốc hác gầy tọp hẳn đi nhìn mà sót ruột, đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa, uống nhiều loại thuốc, tiêu tốn hơn 1 triệu mà vẫn không khỏi. Mình đã gọi điện cho bà ngoại kể cho bà nghe và thế là bà đi hỏi ông thầy lang, ông ấy bảo chỉ cần uống bài thuốc lá chỉ 2 ngày sau là khỏi hẳn (nếu bé nào còn ty mẹ thì bé uống được bao nhiêu còn mẹ uống để bé ty sữa). Quả thật là đúng, mình đã hãm lấy nước và cho bé uống 2 ngày sau khỏi hẳn mình mừng quá.


Mẹ nào có bé đang bị như vậy cứ Fone cho mình, mình bảo bà lấy giúp cho, chỉ 200K là khỏi luôn, mà không hại đến sức khỏe của bé. LH:0987 290 785( Hằng Moon)



P/S: Bài thuốc này bao gồm lá, rễ cây thuốc nam. Tùy từng trường hợp (bé bị nặng hay nhẹ, tháng tuổi…) thầy sẽ cho mẹ và bé: cách uống, liều lượng cụ thể.