Cách chọn giày cho bé sơ sinh?

Bé nhà tôi được 3 tháng. Tôi muốn cho bé ra ngoài chơi nhưng sợ lạnh chân nên muốn mang giày cho bé. Tuy nhiên tôi chưa biết chọn sao để không ảnh hưởng đến chân của bé. Mong các mẹ tư vấn giúp ạ. Cảm ơn các mẹ thật nhiều.

Trả lời 8 năm trước
1. Miệng giày rộng Trong độ tuổi này, bé có bàn chân tương đối mềm mại và chưa biết cách “phối hợp” với người lớn để xỏ giày vào chân một cách thuận lợi. Vì vậy, những đôi giày có miệng rộng, mũi mềm sẽ giúp bé xỏ chân dễ dàng hơn, đồng thời cũng không làm chân bé bị đau hay bị xước. Khi bé bước vào giai đoạn tập đứng là lúc các đầu ngón chân bắt đầu thẳng ra nên một đôi giày mũi rộng sẽ khiến bé thoải mái hơn. 2. Mũi giày mềm Trong giai đoạn học đi, tất nhiên bé sẽ đi chưa vững, các bước chân còn vụng về. Vì bé sẽ có cách đi rất ngộ nghĩnh là đặt cả bàn chân xuống đất để bước đi nên bạn cần hướng dẫn bé cách sử dụng gót chân và mũi chân khi đi. Nếu đôi giày của bé có mũi mềm đến mức có thể uốn cong được sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học đi này. Bởi vậy, khi mua giày cho bé, bạn nên dùng tay khẽ bẻ gập một chút để kiểm độ mềm của mũi giày. 3. Thử giày trước khi mua Một đôi giày có phù hợp với bé hay không, chỉ cần cho bé thử xỏ chân vào là có thể nhận ra ngay. Vì vậy, bạn nên cho bé đi thử giày vào cả hai chân, bước vài bước trên đường rồi mới quyết định mua. 4. Chọn giày rộng hơn cỡ chân Chân bé thường phát triển nhanh nên các chuyên gia y tế về trẻ nhỏ khuyến cáo các mẹ nên đo kích cỡ chân bé 2 tháng 1 lần để đảm bảo con đang đi một đôi giày hợp cỡ chân. Khi mua mẹ nên chọn giày rộng hơn cỡ chân thực khoảng 5 – 10mm.Về mùa lạnh, bạn cần tính đến độ dày của tất để chọn cỡ giày phù hợp. 5. Chú ý khi mua giày có nút gài Xăng-đan hoặc giày có nút gài có tác dụng thay đổi độ “ôm” chân một cách linh hoạt tùy theo hình dáng, độ dày chân của từng bé. Tuy nhiên, khi mua loại giày này, bạn nên chọn loại có quai gài ngắn để tránh việc bé có thể ngã khi chẳng may dẫm phải phần thừa ra của quai. Bên cạnh đó, khi đi giày cho bé, bạn cần chú ý thắt nút ở mức độ vừa phải, tuyệt đối không được thắt chặt vào chân bé.
Trả lời 8 năm trước
Thế nào là một đôi giày tốt ? Phải thừa nhận một điều là giày dép của nước ngoài rất chuẩn. Giày dép của Việt Nam, dù là các nhãn hiệu có uy tín, chủ yếu tập trung vào kiểu dáng mà thiếu chú trọng phần chất liệu & độ vừa vặn (fitting). Mỗi kiểu giày của các nhãn hiệu lớn như Puma, Fila, Lacoste, Diesel ...vv sản xuất tại Việt Nam đều phải qua rất nhiều thử nghiệm ở phòng LAB như : độ bền vật liệu, độ ra màu của vật liệu nhuộm, vật liệu không được chứa các hóa chất độc hại, độ kháng xé của quai, độ bong tróc của hoa ăn in ấn, độ gãy gập của đế, độ bám dính của đế, độ mài mòn của đế, độ vừa vặn ôm chân của tất cả các size ... Chính vì vậy, họ cho ra lò một đôi giày không chê vào đâu được. Nói chung, một đôi giày tốt là một đôi giày mang những đặc điểm chủ yếu sau : 1) Chất liệu tốt (thường là bằng da thật) & không chứa hóa chất độc hại (như Azoydye, Nickel, Formal..vv) 2) Có độ vừa vặn (fitting) đúng chuẩn. 3) Thiết kế đúng. Giải thích thêm một chút về cái này : thiết kế đúng là thiết kế cân xứng giữa các phần, theo chuẩn kỹ thuật, thực tiễn mang được. Chọn giày cho con thế nào ? - Chất liệu : Mềm (da, vải cấp) - Không nên chọn các loại giả da kém chất lượng (PU, PVC) vì chất liệu kém chất lượng không hút mồ hôi & rất nóng, rất hầm & chất liệu PVC có hại cho da vì chứa nhiều loại hóa chất độc hại. - Đế giày : Có các hoa văn (sọc) & bằng cao su để chống trơn trượt. - Quai : Nên chọn quai hở cho thông thoáng. Cài quai bằng miếng dán (nỉ gai/velcro) thì thuận tiện nhưng bé sẽ dễ dàng cởi giày ra một mình khi không thích mang. - Độ vừa vặn : Vừa chân bé. Làm sao biết giày có vừa chân bé hay không ? Bé lớn một tí thì còn hỏi được giày chật hay rộng, nhưng bé con 12 tháng tuổi của bạn thì làm sao mà biết? Bạn hãy làm cách này: 1) Nên mua & thử giày vào buổi chiều tối. Lúc đó chân to hơn buổi sáng. 2) Xỏ giày vô chân & giữ bé đứng thẳng chân. 3) Thử chiều dài : Nếu gót giày và gót chân bé cách nhau 1 khoảng mà ngón tay út của bạn cho vào lọt thì vậy là vừa đủ cho bé mang. 4) Thử độ ôm bàn chân : Bạn dùng 2 ngón tay túm thử phần quai giày. Nếu bạn túm không được, thì có thể là giày chật. Nếu bạn túm được, giày vừa. Cách thức chọn cỡ giầy đúng với kích thước chân của trẻ nhỏ Cho trẻ đứng thẳng, chân mang giày, luồng ngón tay trỏ theo gót chân và kiểm tra xem chúng có co ngón chân lại hay không. Nếu bạn không cần phải ráng sức thì đó là số giày đúng. Còn ngược lại bạn nên đổi số lớn hơn. Đo đế giày: Vẽ bàn chân phải của trẻ lên một tờ giấy, bằng cách cầm thẳng viết và theo sát hình dạng của bàn chân. Cắt ra và ướm vào đế giày trái. Nếu còn dư ra 5mm – 1cm ở đầy mũi và ở sau gót thì giày vẫn còn vừa. Và vào những ngày đẹp trời, chân của trẻ con và cả người lớn đều có khuynh hướng sưng lên một chút. Nên mua giày đi vào buổi chiều để chắc chắn rằng giày không quá chật. Khi chọn giày cho trẻ, bạn đừng nên bận tâm quá nhiều đến kiểu dáng thời trang. Điều quan trọng là liệu đôi giày có bảo vệ tốt nhất và thúc đẩy quá trình quá trình phát triển chân của trẻ hay không, mẫu mã kiểu dáng của trẻ nhỏ tạo cảm giác đáng yêu, dễ thương là phù hợp với trẻ nhỏ rồi. Khi bé chưa biết đi Lúc này, giày chỉ có nhiệm vụ giữ ấm chân. Khi sinh ra bàn chân bé chỉ dài khoảng hơn 7cm và phát triển đến 12cm trong vòng 1 năm. Có thể chỉ cần cho bé mang tất. Nếu đi giày, chọn loại chất liệu mềm, thoáng khí. Tuyệt đối không sử dụng giày cao su vì chúng sẽ làm chân bé hấp hơi và ẩm ướt, dẫn đến lạnh chân, gây cảm lạnh. Bé đang tập đi Giày cho bé mới tập đi rất quan trọng để bé có dáng đi đẹp, đúng, xương chân phát triển thẳng. Tuy nhiên khi bé chập chững trong nhà, chỉ nên cho bé mang tất chống trượt hoặc để chân không. Vì lúc đó bé sẽ lấy thăng bằng dễ hơn và cảm nhận được đất, sàn nhà qua bàn chân. Trong giai đoạn này, nên cho bé dùng giày thật nhẹ, thân cao, thường xuyên kiểm tra chân để thay đổi giày. Các nghiên cứu cho thấy, đối với các bé dưới 16 tháng tuổi, bàn chân sẽ tăng kích thước lên gấp rưỡi chỉ trong vòng hai tháng. Mang giày quá chật sẽ khiến các ngón chân trẻ bị tổn thương, chậm phát triển. Khi thay giày nên chú ý thay luôn cả tất, vì tất chật cũng gây hại như giày chật vậy. Cũng không nên mua giày rộng vì chân sẽ “bơi” trong giày và bé rất khó điều khiển chuẩn xác bước đi, đồng thời cọ sát nhiều làm trẻ đau. Giày vừa vặn khi khoảng cách giữa ngón chân cái và mũi giày bằng tầm 1cm. Quai cài giày cần ôm sát lấy chân, chất liệu mềm để không gây trầy xước. Nên dùng loại miếng dính hay khoá có lỗ xỏ để điều chỉnh, không nên cho bé đi giày “lười” trong giai đoạn này. Các bé lớn hơn Trẻ em đến 4, 5 tuổi đi đứng đã vững chãi và cẩn thận hơn thì có thể đi giày đế cao nhưng không quá 2cm, vì lực của toàn thân sẽ dồn xuống hết mũi chân gây tổn thương chân bé. - Miếng lót giày nên gồ ghề một chút để tăng ma sát giúp chân bé bám chắc và giúp cơ bàn chân phát triển. Quan trọng : Vì chất lượng giày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chân bé, cho nên chúng ta nên cẩn trọng. Đừng nghĩ bé mau lớn, mang 2,3 tháng đã đổi giày, mà lại dễ dãi trong việc lựa chọn & mua giày rẻ tiền cho đỡ tốn. Giày cũ của bé vẫn có thể để lại cho em của bé hay con cháu trong nhà hay các bé nghèo, mồ côi. Không lãng phí đâu các bạn ! Mùa lạnh đã bắt đầu, giữ ấm cho đôi chân trẻ rất quan trọng. Những đôi giày xinh xắn làm tăng thêm vẻ dễ thương cho các bé và khiến các bà mẹ mê mẩn. Đừng vội nghe theo lời chào mời của các cô bán hàng, hãy để ý những điểm sau khi chọn giày cho con yêu của bạn. - Không bao giờ mua giày cho bé mà không có bé đi cùng. Nên đi vào buổi chiều, vì chân bé cũng như chân người lớn, có xu hướng to ra một chút vào cuối ngày. - Không nên quá chú trọng vào “mốt” vì điều quan trọng nhất là một đôi giày vừa vặn để nâng niu những bước đi đầu đời của trẻ.
Dao Haiyen
Dao Haiyen
Trả lời 8 năm trước
Bạn nên mua giày vải mềm ý chứ đừng mua giày đế cứng, đi đau chân bé
Trả lời 8 năm trước
bé sơ sinh không nên đi giày bạn ơi, sẽ rất bí chân