Những cách ăn uống có lợi cho trẻ?

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Ăn uống là việc quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là với trẻ em. Vậy ăn như thế nào để có lợi cho sức khỏe và tạo thói quen tốt ở trẻ? Dưới đây là 17 cách ăn uống vừa có lợi cho sức khỏe, lại tạo thói quen tốt mà bạn và con cái có thể áp dụng:

1. Tạo không khí vui vẻ trong khi ăn, là mấu chốt quyết định trẻ ăn uống có ngon miệng hay không. Không nên thường xuyên ép con ăn hoặc trách mắng trẻ trong khi ăn.

2. Thường xuyên thay đổi khẩu vị để trẻ thấy ngày nào cũng có món ăn mới lạ.

3. Cho trẻ cùng tham gia nấu nướng; bởi khi được tham gia, trẻ sẽ thích ăn những món do mình tự chế biến.

4. Không nên ép bé ăn nếu bé chưa đói. Nếu bé không thích ăn một món ăn nào đó, có thể chỉ là tạm thời; cách một thời gian lại cho bé ăn thử xem sao.

5. Nếu bé không thích loại thức ăn nào đó, có thể chọn một loại thức ăn có thành phần dinh dưỡng tương tự để thay thế.

6. Có người lớn hướng dẫn chỉ bảo, nếu không trẻ sẽ ăn uống một cách tùy tiện, thấy thứ gì ngon miệng thì ăn nhiều, những thứ khác dù dinh dưỡng phong phú trẻ cũng không muốn ăn, hoặc vừa ăn vừa chơi.

7. Thông qua thức ăn để bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Hàng ngày có thể cho trẻ ăn 10 đến 15 loại thức ăn.

8. Dạy con thói quen ăn chậm: “Ăn một miếng nhai 30 lần, một bữa cơm phải ăn trong nửa tiếng”, cách ăn này rất có lợi cho việc bảo vệ não, giảm béo, làm đẹp và phòng chống ung thư.

9. Ăn rau, hoa quả là chính, thịt cá là phụ. Đây là biện pháp rất tốt để phòng chống bệnh tật.

10. Bữa ăn sáng là “chìa khóa của trí tuệ” đối với trẻ em và cả người lớn.

11. Ăn thanh đạm là biện pháp bảo vệ sức khỏe chủ yếu của bạn cũng như con cái, bao gồm ăn ít muối, ít đường, ít dầu mỡ…

12. Món ăn được chế biến từ thực phẩm tươi sống là tốt nhất, không nên ăn những thức ăn thừa và không được tươi.

13. Ăn uống phải giữ vệ sinh. Trước khi ăn phải rửa tay. Hạn chế việc ăn thức ăn sống.

14. Cho trẻ ăn uống chừng mực trong thời kỳ dậy thì. Nên ăn có giờ giấc, lâu ngày hình thành thói quen tốt, đây là yêu cầu của đồng hồ sinh học trong cơ thể.

15. Quy định cho bé phải ăn hết phần cơm của mình. Nếu bé ăn không hết, một lúc sau bé đói bụng cũng không nên cho bé ăn vặt.

16. Không “thuê” con ăn cơm bằng phần thưởng. Người lớn phải chú ý hướng dẫn cho con những cử chỉ, động tác trong khi ăn uống như thế nào là lịch sự.

17. Không cho bé ăn vặt suốt ngày, nhất là những thức ăn không có lợi cho sức khỏe.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia tâm lý trẻ em Eileen Kennedy (Bệnh viện Cleveland, Ohio) và Bộ Nông nghiệp Mỹ, giúp các bậc phụ huynh không làm con mình béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

Không cấm các loại thực phẩm ít dinh dưỡng

Một khi trẻ đã thích bim bim, bánh ngọt, thật khó để ngăn cấm chúng ăn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên hạn chế số lượng mà trẻ em được phép ăn mỗi ngày, chứ không nên cấm đoán hoàn toàn.

Cấm ăn một loại thực phẩm cụ thể là một ý tưởng tồi bởi vì chúng vẫn được bày bán sẵn ở bên ngoài nhà bạn. Con của bạn nếu thèm quá, bé vẫn có thể ăn dù lúc đó bụng đã no. Điều này có thể dẫn đến thói quen ăn quá nhiều.

Khuyến khích bé ăn thông minh tại trường

Hãy chú ý đến khẩu phần ăn trưa ở trường của con bạn. Kiểm tra thực đơn mỗi ngày của con và hướng dẫn trẻ có các lựa chọn lành mạnh. Bằng cách đó trẻ sẽ có kinh nghiệm nhận biết và chọn được những thực phẩm dinh dưỡng.

Đối với đồ ăn nhẹ, thay vì đưa con tiền để mua, bạn có thể giảng giải cho trẻ hiểu rằng chúng có thể tiết kiệm tiền từ việc không mua sô-đa, bim bim, kẹo để mua những món đồ không phải là thức ăn khác. Bạn có thể chuẩn bị cho trẻ những món ăn nhẹ giàu dinh dưỡng khác ví dụ táo… để mang đến trường.

Không mua các loại thực phẩm ít dinh dưỡng với số lượng lớn

Nếu bạn muốn mua một loại thực phẩm đó, hãy mua gói nhỏ nhất có thể thay vì mua gói to. Bạn có thể mua một bịch những gói bim bim 10 gr nhỏ phù hợp với một lần ăn, thay vì mua những gói to 20 gr. Nên cất những món ăn này khỏi tầm mắt và tầm với của trẻ, để chúng không bị cám dỗ với những món ăn có sẵn trước mắt.

Cảnh báo bé về thức uống nhiều calo

Các bé tiểu học và trung học phổ thông không hiểu đó là thực phẩm không lành mạnh với bao nhiêu calo được đóng gói trong đó. Chúng không thể biết mỗi ngày mình tiêu thụ bao nhiêu calo rỗng (không có chất dinh dưỡng) từ những đồ uống có đường này.

Hãy giúp các bé hiểu có bao nhiêu calo rỗng trong các thực phẩm yêu thích của chúng và khuyên chúng nên chọn những thức uống không chứa năng lượng nếu chúng có thể uống.

Để giúp trẻ em phát triển thói quen uống nước lành mạnh, ngay từ khi bé tập đi, hãy cho bé uống nhiều nước và sữa nguyên chất để tránh việc bé uống nước trái cây có đường và sữa chocolate. Nếu bạn cho bé uống nước hoa quả, hãy uống nước hoa quả nguyên chất được pha với nước lọc.

Khuyến khích ăn hoa quả và rau xanh

Khi nấu ăn, bạn luôn nhớ phải có một loại thức ăn lành mạnh mà bọn trẻ thích và sẽ ăn. Nấu một lượng hạn chế tinh bột, chẳng hạn khoai tây chiên kèm salad rau quả để khuyến khích bé.

Để tiếp tục lôi kéo người ăn khó tính của bạn thử một món ăn lành mạnh, nhiều rau, cho phép bé xem bạn chuẩn bị bữa ăn, thậm chí bé có thể làm một phần dưới sự giám sát của bạn. Đặt tên cho món ăn mà bé đã giúp bạn làm, ví dụ "Salad Thái của Tania" để khuyến khích bé ăn.

Làm tấm gương tốt

Các bé tuổi teen thường làm ngược lại lời khuyên ăn uống lành mạnh của bố mẹ, nhưng trên thực tế, ý tưởng và hành động của bạn có tác động lớn đến suy nghĩ của chúng về dinh dưỡng.

Trẻ mẫu giáo đặc biệt thích sao chép những gì cha mẹ làm. Bé có khả năng bắt chước sở thích ăn uống của bạn và sẵn sàng để thử thức ăn mới. Vì thế, bạn hãy chọn những thực phẩm lành mạnh trước mặt bé. Ăn cùng con cái bất cứ khi nào có thể, để con biết bạn thích ăn trái cây và rau quả như thế nào. Hãy làm cho bữa ăn vui vẻ bằng cách thử ăn những món mới cùng nhau.

Với những đứa trẻ lớn hơn, khuyến khích chúng bằng cách tạo một khuôn mặt vui vẻ khi ăn rau hoặc nói chuyện tiêu cực về một món ăn ít dinh dưỡng nào đó.

Bắt đầu với phần nhỏ

Sử dụng bát và đồ dùng nhỏ cho trẻ ăn. Cho phép bé tự ăn khi đã 3-5 tuổi và có thể tự ăn một cách an toàn. Đầu tiên, bé có thể tự xúc salad hoặc một số thức ăn không nóng khác.

Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy "trưởng thành". Bạn cũng giúp bé hiểu bé có thể ăn bao nhiêu. Khuyến khích bé tự xúc ăn, sau đó nếu bé vẫn còn đói, bạn có thể cho bé ăn thêm.

Giúp bé nhận ra khi nào đã ăn no

Hãy nhắc trẻ ngừng ăn khi con bắt đầu cảm thấy no. Không đôn đốc trẻ phải ăn hết tất cả thức ăn trong bát và không khen ngợi nếu trẻ ăn hết. Thay vào đó, hãy nói với trẻ rằng tốt nhất là chỉ ăn nhiều như con muốn tại thời điểm đó, và các thức ăn thừa có thể được ăn tiếp sau khi con thấy đói.

Cho phép con của bạn ngừng ăn khi trẻ cảm thấy no, ngay cả khi bạn cảm thấy con ăn không đủ. Buộc trẻ phải ăn khi không còn đói có thể dẫn đến thói quen ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe.

Để giúp con trẻ hiểu được dấu hiệu đã ăn đủ, bạn có thể hỏi con tại bữa ăn như: "Bụng của con đã đầy chưa?" hoặc "Dạ dày của con còn gầm gừ nữa không?"

Tuân thủ nghiêm ngặt thời khóa biểu các bữa ăn

Bạn nên tuân theo thời khóa biểu của các bữa ăn một cách nghiêm ngặt, không khuyến khích trẻ em ăn vặt suốt ngày, hoặc để chúng quá đói giữa các bữa ăn, khiến chúng có thể ăn bù rất nhiều ở chính bữa.

Hầu hết trẻ em cần ba bữa chính, một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy con đang ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Mặc dù việc nghiêm túc thực hiện thời khóa biểu ăn uống là rất quan trọng nhưng không nên gây áp lực buộc con vào ăn nếu đôi khi trẻ cho rằng chúng không đói vào giờ ăn.

Nếu con của bạn bỏ một bữa ăn, không nên bù cho bé bằng kẹo hoặc bánh. Thay vào đó, hãy cho bé một món ăn lành mạnh, chẳng hạn táo hoặc cà rốt, và phải đảm bảo rằng bé sẽ ăn đầy đủ trong bữa tiếp theo.

Thứ ăn những thực phẩm dinh dưỡng mới

Đừng nản chí nếu bé bướng bỉnh từ chối bông cải xanh hoặc đậu Hà Lan. Phải mất thời gian để trẻ em tìm hiểu hương vị của một món ăn mới. Bạn nên làm món ăn mới nhiều lần, vì có thể mất đến cả chục lần thuyết phục để bé quyết định ăn một loại thực phẩm nào đó.

Để giúp một bé khảnh ăn hoặc một thiếu niên bướng bỉnh ăn uống lành mạnh, bạn nên cho bé lựa chọn, ví dụ hỏi "Con muốn tối nay ăn rau gì, dưa chuột hoặc cà chua" thay vì chỉ là "Con có muốn cà chua cho bữa ăn tối?"