Chăm sóc bé yêu sao cho tốt nhất trong 24 giờ đầu tiên?

24 giờ đầu tiên luôn là 24 giờ dài đăng đẵng và kinh khủng nhất mà người mẹ nào cũng sẽ phải trải qua. Tiếng khóc của con tuy bé nhưng quyền lực lớn vô cùng khiến không chỉ các mẹ mà cả gia đình đều phải lo lắng. Con bị trớ, con không bú mẹ, con thức đêm, con đi tè,…dù là đã trải qua mấy lần hay là những mẹ lần đầu tiên thì đều khiến các mẹ phải quay cuồng. Những bí kíp hữu ích dưới đây sẽ giúp cho 24 giờ đầu tiên của 2 mẹ con khi ở cùng nhau là những trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ.

Bí kíp 1: Khi cho bé bú sữa

Dấu hiệu nhận biết con đói là có thể bé khóc rất to, có thể bé chỉ mút tay, chép môi hay quay đầu tìm sữa mẹ.

Dạ dày của con rất nhỏ nên chỉ chứa được 30-90ml sữa. Và thường khoảng sau 2-3 giờ thì con sẽ bú

Khi đánh thức bé dậy để bú, mẹ không nên lay người bé vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh non nớt của con. Mẹ nên cù nhẹ chân bé để bé thức giấc. Cần tránh tuyệt đối không cho bé vừa bú vừa ngủ có thể làm bé bị ngạt, không cho bé nằm bú vì sẽ khiến bé bị sặc, rất nguy hiểm.

Sau mỗi cữ bú, bé cần được ợ hơi để tránh khó chịu trong bụng, tránh nôn trớ. Cách giúp bé ợ hơi đơn giản nhất đó là các mẹ bế bé tựa vào vai mình, một tay thì đỡ mông và chân bé, tay còn lại thì nhè nhẹ vỗ lên lưng bé

Hiện tượng bé nấc cụt là bình thường như bé non trớ nên các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé có hiện tượng nôn trớ kèm với khóc liên hồi không dứt thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám ngay nhé.

Bí kíp 2: Khi vệ sinh cho bé

Trong 24 giờ đầu tiên sau sinh thì bé sẽ đi tiêu ra phân su. Phân su có màu sẫm hoặc ngả vàng và đặc. Nếu bé đi tiểu ra chất nhầy trắng hoặc chứa sọc/đốm đỏ thì cần báo ngay cho bác sĩ vì đây là dấu hiệu bé gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa.

Mỗi bé sơ sinh sẽ có những biểu hiện về quấy khóc, nhu cầu bú, ngủ, đi tiểu khác nhau nên cha mẹ cần chú ý quan sát sinh hoạt của bé để phát hiện sớm nhất những thay đổi bất thường để kịp thời cho bé đi khám bác sĩ.

Bí kíp 3: Khi bé quấy khóc

Bé sơ sinh quấy khóc là biểu hiện hết sức bình thường và mức độ cũng như là thời lượng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé.

Trong 24 giờ đầu tiên và những ngày đầu thì bé sơ sinh thường khá yên lặng, bé ngủ hầu như suốt cả ngày. Khi bé được 2 tuần tuổi thì mỗi ngày bé khóc khoảng 2 tiếng và tình trạng này kéo dài tới khi bé được 6-8 tuần tuổi thì sẽ giảm dần sau đó.

Các m ẹ cần tìm hiểu nguyên nhân sao bé khóc như do tã ướt, bé mệt muốn đi ngủ, bé đói hay là cảm thấy không thoải mái,… dần dần khi chăm sóc bé sơ sinh, bản năng làm mẹ sẽ cho bạn biết nguyên nhân là gì. Và nếu như bé khóc mà bạn không rõ lí do thì mẹ cũng đừng áp lực, lo lắng nhé vì mọi bà mẹ đều có thể gặp phải vấn đề này, và chính các bác sĩ khoa nhi cũng không biết là nhiều lúc bé khóc là do đâu.

Bí kíp 4: Khí bé ngủ

Bé sơ sinh ngủ mỗi ngày khoảng 16-18 giờ. Khi ngủ mẹ nên quấn chặt chăn, không nên mặc quá nhiều đồ cho con, để tạo cảm giác ấm áp và chật chội giống như trong bụng mẹ cho bé ngủ ngon giấc.

Khi bé ngủ, mẹ hãy nhớ cho bé nằm ngửa, tránh để chăn, màn, quần áo, dồ chơi, gấu bông, gối,… xung quanh khu vực bé ngủ để tránh hội chứng đột tử ở bé sơ sinh. Tuyệt đối không để bé ngủ một mình trên ghế, giường,…để tránh nguy cơ bé bị té ngã, dù cho là bé chưa biết lật đi chăng nữa thì cũng không nên.

Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý những biểu hiện sau của bé để đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời nhé:

Bé thở khò khè liên tục.

Bé thở gấp.

Bé thở nặng nhọc.

Hai cánh mũi bé phòng to do phải cố gắng thở.

Cơ ngục và cố bé co rút khác thường.

Nhưng khoảng 10-15s giữa các nhịp thở.

 

Chưa có câu trả lời nào