Những nguy cơ đối với trẻ sinh non?

Cho tôi hỏi những nguy cơ đối với trẻ sinh non? Xin cảm ơn!
Con Nan
Con Nan
Trả lời 15 năm trước
Trẻ sinh non có ít thời gian phát triển hơn trong bụng mẹ. Hậu quả là nảy sinh những vấn đề về thể chất và sự phát triển. Những nguy cơ này phụ thuộc vào cách mà trẻ được sinh ra. Phần lớn thai nhi phát triển đầy đủ và sẵn sàng trong khoảng sớm muộn 2 tuần so với ngày dự kiến, vì vậy thai đủ tháng được xác định trong khoảng 38 – 42 tuần. Trẻ sinh sớm (khoảng 10% của 38 tuần) được xem là sinh non. Sinh non có nhiều cơ hội sống, Đặc biệt thời gian gần đây,với những phương pháp điều trị hiện đại, tỉ lệ sống ngày càng cao hơn. Thậm chí là 25 tuần tuổi vẫn có cơ hội sống sót. Hơn 90% trẻ sinh non có trọng lượng khoảng 800 gram có thể sống khỏe. Còn nếu trẻ nặng khoảng 500 gram thì cơ hội sống là 40% - 50%. [b]Sinh non có những nguy cơ:[/b] Trẻ sinh non có ít thời gian phát triển hơn trong bụng mẹ. Hậu quả là nảy sinh những vấn đề về thể chất và sự phát triển. Những nguy cơ này phụ thuộc vào cách mà trẻ được sinh ra. Nhiều trẻ sinh trong khoảng từ 35 đến 38 tuần có thể ăn khỏe và duy trì nhiệt độ cơ thể tốt. Tuy nhiên chúng có nhiều vấn đề về ăn uống hơn trẻ đủ tháng vì thiếu cơ thể chất béo cần thiết cũng như kiểm soát nhiệt độ. Chúng cũng gặp nhiều khó khăn trong hô hấp vì phổi chưa phát triển. Thêm vào đó, khả năng đối phó với sự lây nhiễm và các bệnh tật khác kém hơn bình thường. Nhiều khả năng bị thiếu máu và huyết áp thấp. Vàng da cũng là một hiện tượng thường gặp, do sự hình thành sắc tố da cam (bilirubin) ở trong máu, mật và nước tiểu. Thành phần này làm cho da và mắt trở nên vàng, nhưng triệu chứng thường nhẹ và có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu thành phần này tồn tại quá nhiều trong cơ thể sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới não bộ. Càng thiếu tháng nhiều càng phải đối mặt với nhiều vấn đề sau sinh. Trẻ sinh ở 25 tuần tuổi hầu hết có vấn đề về hô hấp và kiểm soát nhiệt độ, gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu, nhìn và nghe. Đặc biệt mắt của trẻ sinh non không tránh khỏi bị ảnh hưởng sau khi sinh, điển hình là bị thoái hóa võng mạc do các mạch máu trong mắt phát triển không bình thường. Trẻ còn gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng trong quá trình lớn lên, và có nhiều nguy cơ bị hen. [b]Nguyên nhân nào dẫn đến sinh non:[/b] Hầu hết các trường hợp chưa rõ nguyên nhân sinh non. Tuy vậy người ta cho rằng có nguyên nhân từ thể trạng của người mẹ, sự bất ổn tâm lý và nhiễm bệnh tật. Các yếu tố sinh hoạt khác như khói thuốc, thuốc kích thích, rượu bia và ăn uống bừa bãi cũng làm tăng nguy cơ sinh non. Có ba nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non là: * Sinh đôi, sinh ba hoặc hơn nữa * Đã từng có tiền sử sinh non * Có tử cung hoặc cổ tử cung bất thường. [b]Điều trị:[/b] Trẻ sinh non rất hay phải dùng tới máy hô hấp nhân tạo, đôi khi hàng tháng trời. Trẻ được nuôi trong lồng kính với sự chăm sóc đặc biệt để luôn được sưởi ấm và ngăn chặn sự lây nhiễm, sự mất nước. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt diệu nhưng trẻ sinh non chưa có khả năng bú trực tiếp ít nhất là cho tới 32 tuần tuổi. Hầu hết trẻ được cho ăn rất chậm bởi có rủi ro cao với khả năng bị viêm ruột hoại tử (necrotizing enterocolitis – NEC). Sữa mẹ phải hút ra sau đó truyền bằng đường ống đi qua mũi hoặc miệng để vào dạ dày. Ngoài ra trẻ có thể được truyền loại sữa bổ dưỡng với hàm lượng vitamin cao.