Bệnh viêm dạ dày cần ăn kiêng những thức ăn nào ?

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Phải tránh ăn những thức ăn quá chua và quá cay. đừng ăn quá nhiều, ăn nhiều gạo nếp thì tốt.
tien
tien
Trả lời 16 năm trước
Dù viêm loét nhưng dạ dày vẫn phải co bóp liên tục để tiêu hóa thức ăn, vì vậy ổ loét vẫn phải chà xát vào thức ăn nên rất khó lành. Nếu ta ăn thức ăn có tính axít, tính kích thích tăng yếu tố tấn công thì ổ loét bị ảnh hưởng và gây đau nhiều lên. Do đó vấn đề đặt ra là phải ăn uống như thế nào cho khỏi loét tăng và mau lành. Muốn vậy bạn nên thực hiện việc ăn uống như sau: Khi ăn, không nên ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Cần ăn nhiều bữa (4-6 bữa nhỏ), khoảng cách giữa các bữa đều nhau, nên ăn đúng giờ; ăn kỹ, nhai chậm để hàm răng nhai kỹ thức ăn, bớt gánh nặng cho dạ dày. Bữa ăn tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng để không làm tăng lượng axít trong dạ dày. Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng vừa giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng axít dạ dày; thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ... Thức ăn nên nghiền nát hoặc chế biến dạng lỏng để giảm số lần co bóp, chà sát dạ dày. Các loại thức ăn phải kiêng cữ là các loại có vị chua như dưa muối, cà muối, mẻ, trái cây chua như me, khế, chanh, sấu...; các loại gia vị cay nóng, có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu...; nước chấm quá mặn như mắm, tương, chao... thường làm tăng sự bài tiết axít của dạ dày gây ra các cơn đau. Thức uống nên tránh là rượu, nước chè, cà phê, nước có gas... Đặc biệt phải bỏ thuốc lào, thuốc lá. Theo BS. Phạm Văn Thân - Sức Khoẻ & Đời Sống Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên kiêng cữ quá đáng; quan trọng là phải biết ăn đúng cách. Điều này không chỉ giúp dạ dày không bị đau mà còn có thể giúp bạn chữa khỏi bệnh. Vết loét dạ dày sẽ lớn hơn nếu bệnh nhân hay uống rượu. Bữa ăn phải là thời điểm thư giãn tâm hồn. Một bầu không khí vui vẻ, kích thích sự ngon miệng sẽ là liều thuốc bổ cho dạ dày. Với người đau dạ dày, việc suy nghĩ nhiều, lo lắng, căng thẳng sẽ làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Khi ăn, không nên "nhồi" vào dạ dày của bạn một khối lượng thức ăn lớn. Ăn no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ gây đau. Cần chia khẩu phần ra làm 4-6 bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa đều đặn. Nên ăn đúng giờ; ăn kỹ, nhai chậm để hàm răng "chia sẻ" một phần công việc của dạ dày. Bữa ăn tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng để không làm tăng lượng axit trong dạ dày. Nên ăn gì? Sữa, trứng là hai thực phẩm tốt cho dạ dày, vừa giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng axit. Ngoài ra, nên chọn những thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mì... Thức ăn nên nghiền nát hoặc chế biến dạng lỏng để giảm số lần co bóp của dạ dày. Thực phẩm nên tránh là loại có vị chua như dưa muối, cà muối, mẻ, trái cây chua nhiều axit. Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... cũng không có lợi cho người đau dạ dày. Đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau. Tuy nhiên, đối với mỗi người, sự thích nghi các loại thức ăn là khác nhau. Một món có thể gây đau với người này nhưng lại an toàn với người khác. Vì thế, bạn nên làm những cuộc "thử nghiệm" nho nhỏ trong ăn uống. Nhưng dù thế nào thì bạn cũng phải hạn chế hoặc kiêng trà, cà phê, bia, rượu, nước ngọt có gas, thuốc lá vì đây là những chất làm ổ loét của dạ dày lâu lành.
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày.

Theo Ths. Bs. Lê Thị Hải, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cơ chếsinh bệnh viêm loét dạ dày là đều do axit làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axit làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.

Vì vậy, người viêm loét dạ dày nên không nên ăn những loại thức sau:

- Các loại thực phẩm có độ axit cao; các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt...

- Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành...

- Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè...

- Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc...

- Không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo...

- Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích...

- Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có ga.

- Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.

- Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới.

-Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ.

- Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán.

Nhữngthức ăn nênăn

- Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn cháo, cơm nát, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng...

- Các loại khoai: khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp.

- Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om.

- Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát.

- Đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè.

- Nước uống: nước lọc, nước khoáng...