đối với người cao niên, ngủ bao nhiêu tiếng một ngày mới gọi là ngủ đủ giấc?

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Giấc ngủ người cao niên thay đổi rõ rệt so với lúc trẻ. Lúc trẻ ngủ thường thường từ 5-7 tiếng mỗi ngày, nhưng đến khi lớn tuổi, giờ ngủ giảm đi rất nhiều. Có người chỉ ngủ được cao lắm là 3 tiếng đồng hồ mỗi đêm, thức giấc nhiều lần giữa khuya và khó dỗ lại giấc. Tuy nhiên, không hẳn đó là chứng bệnh mất ngủ, có thể đây là thay đổi sinh lý ở người già nữa.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Ngủ là thời gian trong đó cơ thể hoàn toàn thư giãn nghỉ ngơi để dưỡng sức và tu bổ các hư hao của mô bào trong suốt một ngày làm việc trí óc cũng như chân tay. Không có sự nghỉ ngơi này, thì con người trở nên rã rời mệt mỏi, không có sinh lực để làm việc, tính tình trở lên cau có, gắt gỏng, ngáp ngắn ngáp dài.

Với người bình thường, mỗi đêm ngủ khoảng từ 6 - 7 giờ là đủ. Riêng với các bác cao tuổi mà ngủ được một giấc liên tục khoảng 5 - 6 giờ là quá tốt, vì nhu cầu ngủ ở lớp tuổi này ít hơn ở thời kỳ trung niên, trai tráng.

Ở người cao tuổi, rối loạn giấc ngủ có thể là thiếu hoặc mất ngủ, tạm thời ngắn hạn hoặc kéo dài kinh niên. Mất ngủ tạm thời thường là do những ưu tư căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày hoặc khi du lịch nơi xa, lạ nước lạ cái khó ngủ. Mất ngủ ngắn hạn vài ba tuần lễ có thể là do thói quen ngủ kém hoặc là do đau nhức xương khớp.

Còn mất ngủ kinh niên có thể là do các bệnh thể chất trầm trọng như ung thư, loét bao tử, Parkinson… nhất là rối loạn tinh thần, buồn rầu trầm cảm, tức giận, ghen tuông. Cũng có nhiều bác ban đêm phải thức dậy tiểu tiện vài ba lần rồi khó trở lại với giấc ngủ. Do đó, mất ngủ là dấu hiệu của một bệnh hoặc một hoàn cảnh nào đó.

Thường thường, khi bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ là ta ra tiệm thuốc mua vài viên thuốc ngủ, hoặc xin bác sĩ cái toa mua thuốc mà không khám bệnh để tìm nguyên nhân gây ra mất ngủ.

Chẳng hạn, một người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nan giải, luôn luôn ám ảnh lo nghĩ thì dù có uống cả chục viên thuốc ngủ thì khó khăn vẫn còn đó. Rồi lại tiếp tục uống thuốc, trở thành quen lờn với thuốc. Hoặc đau xương nhức khớp thì phải khám chữa với thuốc chống viêm chống đau.

Thuốc ngủ không phải là đáp số đúng đắn cho sự thiếu ngủ mà chỉ nên dùng tạm thời trong dăm ba ngày, chờ đợi tìm ra nguồn gốc gây mất ngủ rồi trị bệnh tận gốc.
Tiến sĩ Donald Bliwise, đại học Y khoa Memory ở Atlanta, Hoa Kỳ có nhắc nhở rằng: “Thuốc ngủ chỉ nên thỉnh thoảng mới dùng. Người ta thường không cần thuốc để ngủ. Nếu ai bị chứng mất ngủ kinh niên thì xin tham khảo ý kiến bác sĩ ngay”.

Ngoài ra cũng nên sắp xếp lại giờ ngủ, nơi ngủ, tạo ra một thói quen. Cơ thể có một đồng hồ sinh học, trong đó một số các sinh hoạt của con người được “thảo trình”, cứ tới giờ đó là phải thực hiện công việc đó. Có người cứ 7 giờ tối là đã có thói quen đi ngủ rồi thức dậy lúc 2 - 3 giờ sáng làm việc. Có người ngủ trễ hơn và dậy trễ hơn. Tạo ra thói quen này rất tốt để duy trì thức ngủ bình thường.