Làm thế nào để quá trình lão hoá mắt chậm lại?

bi
bi
Trả lời 15 năm trước
Lão hoá mắt – có nhiều tác nhân Theo PGS-BS Trần An, Phó GĐ BV Mắt TƯ, lão hóa mắt theo thời gian là điều tất yếu. Quá trình lão hoá càng nhanh hơn khi mắt phải làm việc quá nhiều, nhìn gần lâu, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, vô tuyến, sách báo, sử dụng ánh sáng không hợp lý. Những yếu tố môi trường bên ngoài như: hóa chất, khói bụi, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với ánh nắng nhiều… cũng là những tác nhân thúc đẩy nhanh quá trình lão hoá mắt. Những người thường xuyên hút thuốc lá nhiều không chỉ làm suy yếu hệ tuần hoàn của cơ thể mà còn làm giảm lượng máu đến mắt, gây thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết do mạch máu đem tới như vitamin A, C, E; các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm... sẽ khiến quá trình lão hoá mắt tiến triển nhanh hơn. Để lại biến chứng gì? Mắt bị lão hoá có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại, thậm chí gây mù vĩnh viễn. Một số biến chứng thường gặp khi mắt bị lão hoá gồm: 1. Thoái hoá hoàng điểm: Bình thường, máu cung cấp các chất dinh dưỡng và hấp thụ lại chất cặn bã do hoàng điểm thải ra. Khi có hiện tượng lão hóa, lưu lượng máu đến hoàng điểm kém hơn, sự hấp thu các chất dinh dưỡng của hoàng điểm bị cản trở, chất cặn bã tích lại nhiều hơn. Khi hoàng điểm không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ dẫn đến mắt bị mờ, nhìn hình ảnh biến dạng. 2. Đục thuỷ tinh thể: Thủy tinh thể (nhân mắt) bị xơ cứng, không thể phồng lên để thực hiện chức năng điều tiết khi nhìn gần gọi là hiện tượng lão thị ở người già. Theo thời gian, thủy tinh thể không còn trong suốt nữa, mà trở thành mờ đục gây nên hiện tượng đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm). Hiện tượng này xảy ra ở 50% người lớn tuổi, khi mới bị thì nhìn xa thấy mờ, về sau nhìn gần cũng mờ, giơ bàn tay ra trước mắt cũng chỉ thấy bóng. 3. Tăng nhãn áp Vùng bè giác – củng mạc, ống Schlemm cũng có thể bị xơ hóa, do đó dễ làm áp lực nội nhãn tăng cao (còn gọi là bệnh thiên đầu thống, Glô-côm). Bị tăng nhãn áp cấp tính, bệnh nhân nhức mắt, nhức đầu dữ dội, mắt đỏ, nhìn mờ, nhìn thấy các vòng màu giống như cầu vồng, đôi khi có ói mửa. Bệnh này cần điều trị ngay khi mới bị, vì ở người lớn khi thị trường bị tổn thương do bệnh tăng nhãn áp thì không thể phục hồi được nữa. Làm chậm lão hoá mắt như thế nào? PGS An cho biết, hoàn toàn có thể can thiệp để giảm tốc độ quá trình lão hoá mắt. Chỉ cần chú ý hơn một chút trong sinh hoạt, ăn uống, làm việc, mắt của bạn sẽ được chăm sóc tốt hơn. Khi đi dưới nắng, hãy đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím. Tránh đi ra ngoài đường vào thời điểm có ánh nắng gay gắt từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Chăm sóc mắt đúng cách: không đọc sách quá gần (ở người lớn khoảng cách từ 30 - 35cm, trẻ em khoảng cách từ 25 - 30 cm), không đọc sách khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang chuyển động. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, giàu vitamin A, C, E, ăn nhiều rau quả… Trong trường hợp cần thiết, có thể dùng thuốc chứa nhiều chất dinh dưỡng cho mắt như thành phần chiết xuất sụn vi cá mập thiên nhiên; các loại nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm); các vitamin A, C, E, bêta-carotene. Các chất chiết xuất từ sụn vi cá mập thiên nhiên là những chất có khả năng khử các gốc tự do trong tế bào, do đó ngăn chặn tận gốc các thương tổn do oxy hóa gây ra trên tế bào, ngăn ngừa tiến trình lão hóa của mắt.