MẸ MANG VIRUS VIÊM GAN B CÓ CHO CON BÚ ĐƯỢC KHÔNG?

Trả lời 16 năm trước
Siêu vi viêm gan B (SVVG B) là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á. Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan B SVVG B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng là: 1. Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất. 2. Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới. 3. Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B. 4. Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B. 5. Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B. 2. DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN BỆNH VIÊM GAN B 1. Nhiễm trùng cấp tính Nhiễm SVVG B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu. 2. Nhiễm trùng mạn tính 90% trường hợp nhiễm SVVG B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành "người mang trùng mạn tính". Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan. Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan. 3. CHẨN ÐOÁN VIÊM GAN SIÊU VI B 3.1. XÉT NGHIỆM MÁU Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại bệnh viện hoặc phòng khám bệnh. Cũng có thể tình cờ phát hiện bệnh tại Trung Tâm Truyền Máu-Huyết Học khi Bạn tới cho máu. Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do: 1. Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan. 2. Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với SVVG B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn toàn siêu vi B. 3. Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh. 3.2. KHÁM CHUYÊN KHOA GAN Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp Bác Sỹ có kinh nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn. Lúc này, cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có, cần làm thêm: 1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan 2. Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác. 3. Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong máu. Mẹ mang thai lây con không do đường cuống rún mà là lúc chuyển dạ và săn sóc, gần gủi sau đó. Nếu mẹ HbsAg (+) HbeAg (+) tỉ lệ lây cho con gần như trên 80%, nếu mẹ HbsAg (+), HbeAg (-) tỉ lệ lây cho con 10 - 15%. Nếu sinh mổ thì không lây. Những đứa con nhiễm siêu vi B từ lúc lọt lòng hầu như trên 90% sẽ thành nhiễm mãn tính. Trong một nghiên cứu tại Singapore, HbsAg được phát hiện 43% những đứa trẻ sinh ra từ mẹ HbsAg (+). Theo dõi những đứa trẻ này thấy khoảng 75% trở thành nhiễm mãn tính. Tuy nhiên vấn đề lây lan qua vợ chồng hay từ mẹ sang con đều có thể phòng ngừa được nhờ có vaccin. Do đó những người phụ nữ HbsAg (+) vẫn có thể lập gia đình và sinh con bình thường.