Bỏng nước sôi, da bị sẹo lồi cách chữa trị như thế nào ?

Xin cho hỏi, tôi có đứa cháu 5 tuổi bị bỏng nước sôi, giờ cháu đã khỏi nhưng chỗ bị bổng đó bị lồi thịt lên khoảng hơn 1cm, dài khoảng 3cm, giờ phương pháp chữa chị như thế nào, có bị ảnh hưởng gì ko? cháu nó là con gái bị bỏng trên ngực trái

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Khái niệm sẹo

Sẹo- Scars (còn gọi là cicatrices) là các vùng mô xơ hóa thay thế da (hoặc mô) bình thường sau khi bị tổn thương. Sẹo là kết quả của quá trình sinh học phục hồi vết thương da và mô trên cơ thể. Vì vậy, sẹo là một phần của quá trình liền vết thương tự nhiên. Ngoại trừ tổn thương rất nhỏ, còn lại mọi vết thương (ví dụ: sau khi tai nạn, bệnh lý hoặc phẫu thuật) đều để lại sẹo.

Mô sẹo không giống với các mô mà nó thay thế và thường có chất lượng chức năng kém hơn. Ví dụ, vết sẹo trong da ít khả năng chống bức xạ cực tím, và tuyến mồ hôi và nang tóc không mọc lại trong mô sẹo.

Những vết sẹo từ bắt nguồn từ schara từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là chỗ của lửa (do lửa)

Quá trình hình thành sẹo da

Sẹo là một phần của quá trình liền vết thương tự nhiên. Vết sẹo hình thành khi bị tổn thương lớp da hoặc bị tổn thương sâu quá lớp da.

Hầu hết các vết sẹo da phẳng, nhạt màu là dấu vết để lại của thương tích ban đầu. Các vết sẹo đỏ sau một chấn thương da thường chưa ổn định, chúng ổn định sau khoảng 1 năm, một số trường hợp có thể sau vài năm. Hình thức vết sẹo khác nhau phụ thuộc vào độ sâu, vị trí trên cơ thể, tuổi…

Các yếu tố tăng trưởng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển sẹo. Đồng thời, một nghiên cứu gần đây của Mỹ thấy ribosome protein S6 kinase (RSK) liên quan đến sự hình thành sẹo và thấy rằng chất hóa học chống lại RSK có thể ngăn chặn sự hình thành của xơ gan. Điều trị này cũng có khả năng làm giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa hoàn toàn quá trình hình thành sẹo.

Phân loại sẹo: (theo hình thức và tiến triển của sẹo)

Sẹo là kết quả của sự phát triển không bình thường của collagen, mô xơ và bó sợi collagen.

1. Hypertrophic(sẹo phì đại) vết sẹo gồ cao so với da thường xung quanh, nhưng không phát triển vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu, lớp biểu mô mỏng, không có xu hướng tiến triển và thường cải thiện trong một vài năm.

2. Vết sẹo Keloid (sẹo lồi) sẹo to dày căng chắc, chúng có thể phát triển vô hạn định như kiểu khối u (mặc dù lành tính). Sẹo lồi có thể xảy ra trên bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất gặp ở những người da đen, da màu. Sẹo lồi có thể do phẫu thuật, tai nạn, do mụn trứng cá, hoặc đôi khi từ xâu khuyên cơ thể. Ở một số người, vết sẹo keloid hình thức tự phát.

Mặc dù có thể là một vấn đề thẩm mỹ nhưng vết sẹo lồi chỉ là những bó sợi collagen mô xơ thoái hóa và hoàn toàn vô hại, không ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể ngứa hoặc đau ở một số trường hợp, xuất hiện phổ biến nhất ở vai và ngực.

3. Sẹo phẳng: sẹo không gờ cao trên mặt da, sẹo cứng không mềm mại, thay đổi màu sắc so với da lành xung quanh. Ngoài ra còn một loại sẹo khác lõm dưới da (sẹo lõm) được hình thành khi bị tổn thương sâu dưới lớp da, chẳng hạn như đến lớp mỡ hay cơ… Loại sẹo là thường do mụn trứng cá, nhưng có thể do bệnh thủy đậu, phẫu thuật hay tai nạn.

Còn 1 số cách phân loại sẹo khác theo tính chất và phương pháp điều trị như: sẹo co kéo, sẹo dính, sẹo loét, ung thư trên nền sẹo…

Phương pháp điều trị sẹo

Các nghiên cứu nhận thấy không thể loại bỏ hoàn toàn vết sẹo. Tuy nhiên các mô, xương bị tổn thương trong thời kỳ phôi thai có thể tái sinh mà không để lại sẹo.

Phương pháp sử dụng tấm silicon gel và tiêm thuốc steroid được chấp nhận rộng rãi nhất trong điều trị sẹo. Trị liệu corticosteroid bằng cách tiêm vào vết sẹo đã được giới thiệu trong những năm 1960, từ đầu thập niên 1970 trị liệu băng áp lực được sử dụng rộng rãi cho điều trị sẹo bỏng, tấm gel silicone được sử dụng từ những năm 1980.

Phương pháp điều trị sẹo phì đại, sẹo lồi

1. Băng áp lực

Băng áp lực thường được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo bỏng rộng, điều trị này chỉ có hiệu quả với những vết sẹo mới. Người ta thấy rằng bằng cách sử dụng áp lực liên tục để bề mặt sẹo làm giảm tăng sinh các mạch máu giúp vết sẹo phẳng và mềm mại hơn.

Băng áp lực thường được làm từ vật liệu chun dãn, có khả năng ép sát bề mặt sẹo, tốt nhất băng liên tục 24 giờ một ngày trong 6-12 tháng.

2. Steroid

Tiêm steroid có thể giúp làm phẳng và làm mềm mại seo, giúp ngăn chặn sự xuất hiện của sẹo lồi (keloid) hoặc sẹo phì đại (hypertrophic). Steroid được tiêm vào vết sẹo, hấp thụ rất ít vào máu, tác dụng phụ của điều trị này là có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ vị thành niên. Điều trị nên lặp đi lặp lại sau khoảng 4-6 tuần.

Bôi steroid không có hiệu quả trong điều trị sẹo.

3. Tấm Silicone và gel Silicone

Dimethicone silicone gel có hiệu quả như tấm silicone trong việc cải thiện vết sẹo.

Silicone được sử dụng để ngăn ngừa và chữa trị sẹo phì đại (hypertrophic). Cơ chế chính xác của phương pháp này không biết rõ, một số nghiên cho rằng giúp giảm hoạt động của ion tại chỗ hoặc giảm việc sản xuất chất tiền viêm như TGFβ2.

4. Siêu mài mòn

Sử dụng thiết bị để bào mòn sẹo trên bề mặt, kỹ thuật cần thực hiện dưới gây mê. Nó rất hữu ích với vết sẹo lớn lên, nhưng ít hiệu quả khi các vết sẹo nằm sâu dưới da.

5. Laser phẫu thuật & Laser bề mặt

Việc sử dụng laser trên vết sẹo là một phương pháp mới trong điều trị. FDA chấp thuận cho việc điều trị các vết sẹo mụn bằng laser bề mặt. Laser mạch máu làm giảm đáng kể các vết sẹo đỏ khi điều trị, nhất là sau 6-10 tuần đầu. Một số tác giả cho rằng sử dụng carbon dioxide hay laser YAG có thể giúp sẹo phẳng hơn.

6. Phẫu thuật

Phẫu thuật sẹo giúp thu nhỏ kích thước của sẹo, 1 số trường hợp giúp giải phóng sẹo dính, sẹo co kéo để phục hồi chức năng vận động…

Phẫu thuật vết sẹo phì đại hoặc sẹo lồi thường phối hợp với phương pháp khác như băng áp lực hay dán tấm silicone. Cắt sẹo lồi (keloid) đơn thuần thấy tỷ lệ tái phát cao gần 45%.Nhiều nghiên cứu lâm sàng đang tiến hành để đánh giá lợi ích của kết hợp điều trị sẹo phì đại (hypertrophic) hoặc sẹo lồi (keloid) bằng phẫu thuật và laser.

7. Xạ trị

Xạ trị bề mặt liều thấp được sử dụng để ngăn ngừa sự xuất hiện của sẹo lồi và sẹo phì đại. Thường có hiệu quả tốt, nhưng chỉ nên sử dụng trong trường hợp sẹo tiến triển mạnh do có tác dụng phụ lâu dài.

8. Liệu pháp Vitamin

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng vitamin E và chiết xuất từ hành củ để điều trị sẹo không có hiệu quả. Vitamin E gây viêm da tiếp xúc tới 33% người sử dụng và một số trường hợp có thể làm vết sẹo xấu đi. Vitamin C giúp ổn định quá trình sản xuất collagen và sắp xếp bó sợi collagen cải thiện tình trạng sẹo. Vitamin C và một số dẫn chất este của nó cũng giúp làm mờ dần sắc tố đen tối của một số vết sẹo.

Phương pháp điều trị sẹo lõm

Tiêm Collagen

Tiêm Collagen có thể được sử dụng để nâng vết sẹo sâu đến mức độ da xung quanh. Tuy nhiên, tác dụng không kéo dài, cần phải được lặp đi lặp lại (kết quả thường giữ được khoảng 8 tháng). Một số người có phản ứng dị ứng với Collagen.

Bạn “bị bỏng nước sôi cách đây 20 năm, để lại sẹo trên cánh tay. Vết sẹo khá dầy, từ gần bờ vai đến khuỷu tay”. Trường hợp này bạn cần khám đánh giá cụ thể để xác định chính xác vị trí, tính chất sẹo, mức độ co kéo, khả năng đàn hồi của vùng da lân cận… từ đó mới lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Tất cả các phương pháp này bạn nên đưa cháu tới bệnh viện 108 để bác sĩ khám và điều trị nhé bạn.

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Với sẹo lồi nếu bạn không chữa trị kịp thời, nó sẽ lan rộng và rất khó chữa trị, bên cạnh những phương pháp chữa trị chuyên dụng của y học thẩm mỹ, thì các phương pháp từ thiên nhiên cũng phần nào giúp bạn hạn chế được tình trạng sẹo lồi.

Đặc điểm của sẹo lồi

- Một số vùng của cơ thể có khuynh hướng biểu hiện sẹo lồi là: một nửa trên của cơ thể như: đầu, cổ, ngực vai và cánh tay. Trong đó vùng hay gặp nhất tai, dái tai, cổ bên, vùng cơ denta, sẹo lồi cũng có thể gặp ở xung quanh rốn và có thể gặp ở cả vùng mu.

- Ngoài yếu tố di truyền, một số yếu tố thuận lợi gây sẹo lồi như: do căng kéo vùng vết thương, do da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.

- Sẹo lồi là dạng sẹo gồ trên da do sự phát triển quá mức, thường gây ngứa đau và đôi khi gây co kéo.

Một số phương pháp điều trị sẹo lồi từ thiên nhiên

1. Sử dụng tinh chất cây rau má

Cây Kola (côla) hay còn gọi là cây rau má là một loại thảo dược truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia nhằm chữa lành vết thương và những bệnh về da như bệnh vẩy nến và bệnh phong.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland thì cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.

Cách làm: lấy rau má giã nát và đắp lên vùng da sẹo, còn nước thì bạn có thể dùng để uống để làm đẹp da.

2. Tinh chất hành tây

Chiết xuất hành tây là một chất chống viêm, giảm sự thâm của vết sẹo do dư thừa collagen trong mô sẹo, giảm thiểu sự xuất hiện của mức độ sẹo và ức chế phát triển sẹo. Bạn cũng có thể sử dụng tinh chất hành tây ở dạng gel để bôi lên vùng da sẹo, có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị sẹo.

Tuy nhiên đối với những trường hợp bị dị ứng với hành tây thì không thể áp dụng được phương pháp này

3. Tinh dầu cây ngải đắng (ngải cứu)

Tinh dầu cây ngải đắng thường được chưng cất từ lá của cây ngải đắng (ngải cứu) lâu năm. Đây là một chất khử trùng, một loại kháng sinh và là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên và hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu cây ngải đắng để sữa chữa tình trạng xấu xí của các vết sẹo, đặc biệt là với những vết sẹo cũ hoặc các vết sẹo quá khó coi. Tinh dầu cây ngải đắng giúp cải thiện lưu thông và làm mềm vết thương, chữa lành và tái tạo da, phá vỡ các mô sẹo.

4. Cỏ cà ri

Ngoài cách trị sẹo bằng tinh dầu ngải cứu, bạn cũng có thể tham khảo trị sẹo với cỏ cà ri. Với phương pháp này, để thực hiện xóa sẹo.

Cách làm: dùng 1 muống cà phê cỏ cà ri (Methi) và luộc hạt cỏ trong 1 lít nước trong vai phút, và lấy nước cỏ cà ri đó rửa vùng bị sẹo. Đây là một biện pháp lý tưởng cho việc điều trị sẹo hình thành do mụn.

Bên cạnh các phương pháp trên bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây:

Trứng

Trứng là loại thức ăn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, là loại thức ăn bổ dưỡng, cần thiết cho người bị thương. Tuy nhiên có rất nhiều sự trùng hợp về việc, ăn trứng gây ra vùng da bị thương trắng hơn, hoặc có màu loang lổ như bị lang ben.

Vậy nên, theo kinh nghiệm dân gian, để cho “chắc ăn”, bạn nên kiêng trứng trong thời gian vết thương lên da non, liền da. Thực sự đây chỉ là nhận định mà theo ông cha ta răn dạy.

Rau muống

Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2004) cho biết: “Rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu”.

Chính vì vậy, nếu bạn bị vết thương rất sâu, cần làm đầy nhanh chóng thì rau muống là một loại thực phẩm rất tốt để tái tạo tế bào mới. Nhưng nếu muốn giữ thẩm mỹ với những vết thương ngoài da, bạn nên kiêng ăn rau muống. Vì theo nhận định và kinh nghiệm của ông cha ta thì ăn rau muống cũng rất dễ để lại sẹo lồi.

Hải sản

Đây là loại thức ăn dễ gây dị ứng ở nhiều người. Còn với những người bị thương, ăn hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu.

Chính vì vậy khi bị thương bạn nên hạn chế ăn các đồ hải sản để tránh bị sẹo lồi.

Nếp, thịt gà

Nếp là loại gạo có tính nóng, dẻo, dễ gây xưng và mưng mủ cho vết thương.

Còn thịt gà là loại thực phẩm khiến cho vết thương lâu lành. Bạn cũng cần kiêng ăn các loại thực phẩm này, để có thể tránh sẹo hiệu quả.