Cháu thích uống sữa chua hơn sữa bột, có tốt cho bé không?

Con trai tôi 9 tuổi, cao 1,3m, nặng 26kg. Cháu ra mồ hôi tay và mồ hôi chân rất nhiều. Cháu cũng hay bị chảy máu cam. Xin bác sĩ giúp tôi chế độ dinh dưỡng hoặc biện pháp chữa trị tạm thời để hạn chế việc ra mồ hôi và chảy máu cam. Cháu thích uống sữa chua hơn sữa bột, có tốt cho bé không?
Trả lời 15 năm trước
Ra mồ hôi bàn tay, bàn chân nhiều là do thần kinh giao cảm chi phối việc ra mồ hôi không được điều chỉnh tốt. Tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt chứ sức khỏe của cháu hoàn toàn bình thường. Để điều trị người ta có thể dùng thuốc tại chỗ (bôi hoặc ngâm tay, thường do bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định), dùng thuốc uống (các thuốc kháng cholinergics), và nếu các cách trên vẫn không hiệu quả, có thể cần đến phẫu thuật cắt hạch giao cảm cổ ngực, hoặc thắt lưng. Tuy nhiên, các cháu nhỏ có thể sẽ hết tình trạng này khi lớn lên. Tôi nghĩ chị chỉ cần cho cháu lót khăn, dùng giày dép thoáng là đủ. Chảy máu cam có nguyên nhân thường gặp nhất là chấn thương (bé móc mũi, hoặc có dị vật trong mũi). Bé có thể bị chảy máu cam khi bị viêm nhiễm vùng mũi, bị polype cuống mũi, hoặc đôi khi chỉ là tình trạng giãn tĩnh mạch cuống mũi. Còn các nguyên nhân nặng nề như giảm tiểu cầu, bệnh về máu thường có tình trạng chảy máu ở nơi khác ngoài chảy máu cam như: có xuất huyết dưới da, tràn máu khớp gối... Chị nên đưa cháu đi khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm nguyên nhân. Nếu sau kiểm tra mà không có vấn đề gì thì có thể chỉ là sự phát triển không đồng đều giữa hệ thống niêm mạc và hệ thống xương vùng đầu dẫn đến chảy máu cam. Khi cháu phát triển ổn định tình trạng chảy máu cam sẽ tự hết. Khi bị chảy máu cam, chị nên cho bé ngồi, đầu để ngửa (tránh không để máu chảy xuống họng) và đè ép nhẹ bằng cách bóp 2 cánh mũi bằng 2 ngón tay, máu sẽ nhanh chóng hết chảy. Nếu sau 10 phút mà máu không tự cầm, chị nên đưa cháu đến cơ sở y tế để được nhét meche cầm máu. Tuy sữa chua không có hàm lượng calci cao bằng sữa bột và có nhiều đường hơn, nhưng nếu cháu thích, cháu sẽ uống được nhiều hơn, như vậy vẫn có lợi cho sức khỏe của bé. Chị cố gắng cho bé uống 600ml sữa mỗi ngày. Cháu không suy dinh dưỡng nhưng chiều cao và cân nặng đều thấp hơn mức trung bình. Nếu có thời gian, chị nên đưa cháu đến các trung tâm chuyên khoa về dinh dưỡng để kiểm tra và tư vấn cải thiện cân nặng, đặc biệt là chiều cao.
Trả lời 8 năm trước

Sữa chua là một sản phẩm từ sữa được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên. Vi khuẩn lên men tương tác với các loại đường tự nhiên trong sữa tạo thành axit lactic, làm cho sữa chua có hương vị đặc biệt.

Cũng giống như bất kì thực phẩm nào khác, sữa chua vừa có lợi vừa có hại cho sức khỏe nếu không biết bổ sung hợp lý.

Lợi ích sức khỏe của sữa chua


- Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn sống - một loại vi khuẩn lành mạnh có tên là lactobacillus casei. Một nghiên cứu của Đại học Vienna - Áo, cho thấy rằng tiêu thụ sữa chua có thể làm tăng số lượng các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Do đó, sữa chua được coi là có tác dụng trong việc tăng cườnghệ thống miễn dịch, có tác dụng chống lại bệnh tật.

- Giảm cholesterol "xấu"

Nghiên cứu năm 2009 của trường Đại học Tehran (Mỹ) đã chứng mình rằng phụ nữ ăn sữa chua hàng ngày giúp bổ sung probiotic làm cho mức LDL (cholesterol "xấu") được hạ xuống, đồng thời có thể làm tăng HDL (cholesterol "tốt"). Mức LDL trong cơ thể giảm đồng nghĩa với việc chị em tránh được nguy cơ mắc nhiều bệnh như: tim mạch, huyết áp,béo phì...

Điểm mặt những công dụng và tác hại của sữa chua 1
Ảnh minh họa


- Giữ ổn định trọng lượng cơ thể

Chọn chế độ ăn uống ít chất béo là việc mà rất nhiều người thực hiện nhằm mục đích đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Tennessee, Knoxville cho thấy những người bổ sung đầy đủ canxi sẽ có xu hướng tăng cân ít và chậm hơn so với những người khác. Cách đơn giản nhất để bổ sung canxi cho cơ thể là ăn sữa chua. Bạn có thể chọn các loại sữa chua ít chất béo để phục vụ mục đích duy trì trọng lượng của mình.

- Tốt cho quá trình tiêu hóa


Vi khuẩn sống trong sữa chua rất có lợi cho quá trình tiêu hóa vì trong sữa chua có chứa một loại enzyme gọi là lactase có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Theo Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ thì những người ăn sữa chua thường xuyên sẽ ít bị viêm loét và các bệnh khác ở đường tiêu hóa. Sở dĩ sữa chua có tác dụng này là vì hoạt chất trong sữa chua ngăn ngừa vi khuẩn H. pylori - các vi khuẩn có thể gây viêm loét bên trong đường tiêu hóa. Do đó, sữa chua được coi là có lợi cho quá trình tiêu hóa.

- Giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng canxi trong sữa chua khá cao, do vậy, nếu thường xuyên ăn sữa chua, bạn sẽ tăng cường sức khỏe của xương và ngăn ngừaloãng xương. Điều này đặc biệt quan trọng với chị em phụ nữ, nhất là những chị em đang ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh bởi ở các giai đoạn này, do sự thay đổi hormone mà chị em cần nhiều canxi để tăng cường sức khỏe cho xương.

- Giảm viêm

Các vi khuẩn lactobacillus trong các loại sữa chua có thể giúp làm giảm tình trạng viêm xảy ra khắp cơ thể, đặc biệt là ở những người bị viêm khớp. Các vi khuẩn lành mạnh cũng có thể làm giảm và ngăn chặn tình trạng viêm trong ruột, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và bàng quang.

Mặc dù sữa chua có rất nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể ăn bao nhiêu sữa chua cũng được. Ăn quá nhiều sữa chua mà không cần chú ý đến sức khỏe của mình thì có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

Điểm mặt những công dụng và tác hại của sữa chua 2
Ảnh minh họa


Một số tác hại từ việc ăn quá nhiều sữa chua có thể bao gồm:

- Gây khó tiêu:Sữa chua có chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu. Với những người không dung nạp lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa nêu ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút hoặc tiêu chảy... Do vậy, để tránh hiện tượng này, bạn nên biết rõ hiện tại cơ thể mình có khỏe mạnh không, có gặp vấn đề về tiêu hóa không... để có lựa chọn loại sữa chua thích hợp (sữa chua làm từ sữa dê, sữa bò hoặc sữa đậu nành...).

- Gây béo phì:Mặc dù sữa chua có tác dụng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nhưng đó là trong trường hợp bạn ăn uống vừa phải để kích thích tiêu hóa. Trong trường hợp ăn quá nhiều sữa chua thì lại có thể gây ra béo phì bởi trong thành phần của sữa chua có chứa đường, nếu lạm dụng quá nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết.

Vì vậy, khi lựa chọn sữa chua, bạn nên chú ý tránh chọn loại có hàm lượng chất béo rất cao vì chúng có thể là nguyên nhân gây béo phì và các bệnh nguy hiểm khác nhưtiểu đường, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm...

- Dị ứng:Không phải ai cũng có thể uống được sữa. Vậy nên, nếu bạn là người bị dị ứng với sữa hoặc không hấp thụ được các chất có trong sữa thì tốt nhất nên tránh tiêu thụ sữa chua vì nó có thể gây ra tình trạng khó thở, phát ban, nôn mửa…, thậm chí là tử vong. Những người thường xuyên bị đầy hơi không nên tiêu thụ quá nhiều lượng probiotics có trong sữa chua hàng ngày.