Tư vấn về mua chất tẩy rửa ?

Ví dụ nước rửa bát?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm tẩy rửa dùng trong gia đình, với hàng chục loại. Nhiều người lạm dụng sử dụng vô tư do có nhiều ưu điểm không phải tốn nhiều thời gian để làm vệ sinh đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các nhà chuyên môn thì ngoài những ưu điểm đó ra, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ con người. Đừng tin lời quảng cáo Các sản phẩm tẩy rửa như: nước rửa chén, rửa kính, lau sàn nhà, bàn ghế, vệ sinh bếp, tủ lạnh, khử mùi... Hàng nội, hàng ngoại đều có. Từ dạng dung dịch lỏng, dạng kem, bột, viên nén với giá chỉ vài ngàn đồng cho đến trên chục ngàn đồng/sản phẩm phù hợp túi tiền nhiều đối tượng, cho nên những sản phẩm này được nhiều gia đình sử dụng. Trong đó có nhiều sản phẩm được quảng cáo là đa năng có thể sử dụng cho hầu hết các vật dụng trong nhà. Hầu như sản phẩm nào cũng ghi thông số trên bao bì là không hại da tay. Thậm chí có sản phẩm được ghi là sử dụng chất hoạt động bề mặt được chiết xuất từ thiên nhiên cho nên hoàn toàn không gây hại gì cho người sử dụng, khi sử dụng không cần lau rửa lại bằng nước sạch... Chẳng hạn nước tẩy O.Cleen do sử dụng chất hoạt động bề mặt chiết xuất từ thiên nhiên cho nên có giá bán khá cao (25.000 đồng/chai/600 ml). Chưa hết, gần đây một số nhà sản xuất chất tẩy rửa còn tuyên bố hùng hồn in hẳn hoi trên bao bì là có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, đuổi côn trùng... rất tuyệt hảo. Thậm chí họ còn ghi diệt vi trùng đến 99,9%, và cả 100%. Như sản phẩm tẩy rửa D. với thành phần ghi trên bao bì: chất hoạt động bề mặt, hương liệu, màu, acid hudrochloric không quá 14,5% tẩy cực mạnh, diệt trùng đến 99,9%. Nước tẩy trắng J. với giá khá rẻ 4.000 đồng/kg có thể diệt khuẩn, tẩy vết bẩn, khử mùi (nhà bếp, phòng tắm, bồn tắm, bồn cầu, sàn nhà) và tẩy trắng cả quần áo. Nước rửa chén S. với các thành phần trà xanh, hương chanh (LAS- CDE- SLES, hương liệu). Không biết nguyên liệu trà xanh, hương chanh hiện diện ở đâu trong công thức trên? Hay chẳng qua chỉ là hương liệu thông thường! Hầu hết các nhà sản xuất đều cho rằng không hề sử dụng các chất độc hại. Phần lớn trên bao bì sản phẩm các chất tẩy rửa đều hạn chế ghi thành phần các chất, thậm chí có sản phẩm không hề thông tin về thành phần. Đa số chỉ ghi chung chung như: chất hoạt động bề mặt, chất bảo quản, hương liệu, màu, phụ gia. Chẳng hạn, sản phẩm gel tẩy các vết bẩn trên cổ áo, nách áo... mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất liệu vải, không hại da tay kể cả làm tăng khả năng tẩy trắng của các loại bột giặt khác. Với nhiều công dụng, cũng như quá nhiều ưu điểm thế nhưng trên bao bì không hề ghi dòng chữ nào thông tin về thành phần hoạt chất để chứng minh sản phẩm của mình an toàn cho người sử dụng. Các nhà chuyên môn cho biết mỗi hoạt chất dùng để sản xuất chất tẩy rửa có đến hàng trăm loại, trong đó đa số là những hoá chất độc hại không an toàn cho người sử dụng. Cảnh giác hàng giá rẻ Tại các chợ, cửa hàng, xe bán dạo còn bày bán rất nhiều sản phẩm tẩy rửa không nhãn hiệu, hoặc nhãn hiệu tự đặt không có đăng ký kinh doanh. Với giá bán từ 2.500 - 3.500 đồng/lít. Các sản phẩm này cũng được đóng gói bằng chai nhựa, với nhiều mẫu mã, màu sắc bắt mắt. Ngoài ra, nhiều người bán dạo còn bán loại nước tẩy rửa tự chế không bao bì. Nước tẩy rửa này được đựng trong can nhựa lớn, khi có khách chiết ra bán với giá khoảng 1.500 đồng/lít. Nguyên liệu sản xuất sản phẩm tẩy rửa thuộc hàng chợ trên được mua từ chợ hoá chất Kim Biên, quận 5, TP.HCM. Công thức chung: chất hoạt động bề mặt có giá từ 50.000 - 140.000 đồng/kg, tuỳ loại (1kg có thể pha được gần 200 lít nước), phụ gia chất nền, hương liệu với giá trên dưới 10.000 đồng/ 100 g. Chỉ với một công thức trên nhưng khi bán cho người tiêu dùng nó trở thành sản phẩm đa năng có thể dùng để rửa chén, tẩy sàn nhà, lau chùi đồ dùng từ đồ nhựa, kim loại, gỗ... kể cả tẩy quần áo cũng được. Hoá chất gây hại Bác sĩ Lê Văn Thọ, phó phòng khám Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, khi sử dụng các chất tẩy rửa không nên tiếp xúc trực tiếp mà phải mang bao tay. Lau chùi xong phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Nếu tiếp xúc trực tiếp sẽ bị viêm da kích ứng từ chất tẩy rửa, nhất là đối với trẻ em. Với các triệu chứng như đỏ da, sưng tấy, ngứa... điều trị bằng cách dùng kháng viêm bôi, uống từ 1- 2 tuần. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, phó trưởng khoa công nghệ hoá học, Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng, hoá chất nào cũng đều không có lợi cho người sử dụng. Khi sử dụng các chất tẩy rửa vẫn còn lưu lại trên bề mặt đồ dùng nếu không được rửa sạch sẽ rất nguy hại đến sức khoẻ người sử dụng. Đối với chất hoạt động bề mặt là thanh phần chính trong sản phẩm tẩy rửa theo xu hướng thế giới là sử dụng những chất phân huỷ sinh học. Tuy nhiên, những chất này có giá thành rất đắt, ít người sử dụng. Nhiều các sản phẩm tẩy rửa hiện nay đều sử dụng các loại hoá chất độc hại, khi thải ra môi trường sẽ phá huỷ hệ sinh vật. Đối với người sử dụng thì bị khô da do bị thẩm thấu, gây đột biến da, da bị mỏng, nặng có thể bị ung thư da (do tế bào da bị phá huỷ). Khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ giúp quá trình phá huỷ da nhanh hơn. Đối với sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên lại càng không thể, do giá thành quá cao và công nghệ sản xuất hiện đại. Những chất có lợi từ thiên nhiên rất ít, chỉ đạt dưới 1/100 hoặc 1/1.000. Trong quá trình chiết xuất chưa chắc còn nguyên vẹn tính chất đó. Khi đưa vào sản xuất sẽ có nhiều phản ứng gây hại cho người sử dụng. Đối với các chất phụ gia, màu, hương liệu nếu sử dụng không đúng còn độc hại hơn cả chất hoạt động bề mặt. Đối với sản phẩm có công dụng diệt khuẩn được quảng cáo diệt đến 99,9% lại càng không thể, nếu có chỉ diệt được những loại vi khuẩn thông thường chứ không thể diệt được hết. Nếu sử dụng hoạt chất mạnh sẽ ảnh hưởng đến người sử dụng. Chẳng hạn, với hợp chất clo (rất độc) ảnh hưởng đến đường hô hấp, hại da. Hợp chất peroxit (oxy hoá diệt khuẩn) khi bám lên da rất độc. Chưa kể chất bay hơi, bốc mùi ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đối với chất phụ gia khử mùi thường mang tính độc, có bản chất hấp phụ, chất oxy hoá và chất khử. Nó ảnh hưởng đến đường hô hấp gây thiếu oxy dẫn đến khó chịu, bị ngộp, khô cổ do tác dụng với niêm mạc cổ. Kể cả thiếu oxy trong máu gây choáng váng.
Truong Thanh Vu
Truong Thanh Vu
Trả lời 14 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]tuncon[/b] Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm tẩy rửa dùng trong gia đình, với hàng chục loại. Nhiều người lạm dụng sử dụng vô tư do có nhiều ưu điểm không phải tốn nhiều thời gian để làm vệ sinh đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các nhà chuyên môn thì ngoài những ưu điểm đó ra, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ con người. Đừng tin lời quảng cáo Các sản phẩm tẩy rửa như: nước rửa chén, rửa kính, lau sàn nhà, bàn ghế, vệ sinh bếp, tủ lạnh, khử mùi... Hàng nội, hàng ngoại đều có. Từ dạng dung dịch lỏng, dạng kem, bột, viên nén với giá chỉ vài ngàn đồng cho đến trên chục ngàn đồng/sản phẩm phù hợp túi tiền nhiều đối tượng, cho nên những sản phẩm này được nhiều gia đình sử dụng. Trong đó có nhiều sản phẩm được quảng cáo là đa năng có thể sử dụng cho hầu hết các vật dụng trong nhà. Hầu như sản phẩm nào cũng ghi thông số trên bao bì là không hại da tay. Thậm chí có sản phẩm được ghi là sử dụng chất hoạt động bề mặt được chiết xuất từ thiên nhiên cho nên hoàn toàn không gây hại gì cho người sử dụng, khi sử dụng không cần lau rửa lại bằng nước sạch... Chẳng hạn nước tẩy O.Cleen do sử dụng chất hoạt động bề mặt chiết xuất từ thiên nhiên cho nên có giá bán khá cao (25.000 đồng/chai/600 ml). Chưa hết, gần đây một số nhà sản xuất chất tẩy rửa còn tuyên bố hùng hồn in hẳn hoi trên bao bì là có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, đuổi côn trùng... rất tuyệt hảo. Thậm chí họ còn ghi diệt vi trùng đến 99,9%, và cả 100%. Như sản phẩm tẩy rửa D. với thành phần ghi trên bao bì: chất hoạt động bề mặt, hương liệu, màu, acid hudrochloric không quá 14,5% tẩy cực mạnh, diệt trùng đến 99,9%. Nước tẩy trắng J. với giá khá rẻ 4.000 đồng/kg có thể diệt khuẩn, tẩy vết bẩn, khử mùi (nhà bếp, phòng tắm, bồn tắm, bồn cầu, sàn nhà) và tẩy trắng cả quần áo. Nước rửa chén S. với các thành phần trà xanh, hương chanh (LAS- CDE- SLES, hương liệu). Không biết nguyên liệu trà xanh, hương chanh hiện diện ở đâu trong công thức trên? Hay chẳng qua chỉ là hương liệu thông thường! Hầu hết các nhà sản xuất đều cho rằng không hề sử dụng các chất độc hại. Phần lớn trên bao bì sản phẩm các chất tẩy rửa đều hạn chế ghi thành phần các chất, thậm chí có sản phẩm không hề thông tin về thành phần. Đa số chỉ ghi chung chung như: chất hoạt động bề mặt, chất bảo quản, hương liệu, màu, phụ gia. Chẳng hạn, sản phẩm gel tẩy các vết bẩn trên cổ áo, nách áo... mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất liệu vải, không hại da tay kể cả làm tăng khả năng tẩy trắng của các loại bột giặt khác. Với nhiều công dụng, cũng như quá nhiều ưu điểm thế nhưng trên bao bì không hề ghi dòng chữ nào thông tin về thành phần hoạt chất để chứng minh sản phẩm của mình an toàn cho người sử dụng. Các nhà chuyên môn cho biết mỗi hoạt chất dùng để sản xuất chất tẩy rửa có đến hàng trăm loại, trong đó đa số là những hoá chất độc hại không an toàn cho người sử dụng. Cảnh giác hàng giá rẻ Tại các chợ, cửa hàng, xe bán dạo còn bày bán rất nhiều sản phẩm tẩy rửa không nhãn hiệu, hoặc nhãn hiệu tự đặt không có đăng ký kinh doanh. Với giá bán từ 2.500 - 3.500 đồng/lít. Các sản phẩm này cũng được đóng gói bằng chai nhựa, với nhiều mẫu mã, màu sắc bắt mắt. Ngoài ra, nhiều người bán dạo còn bán loại nước tẩy rửa tự chế không bao bì. Nước tẩy rửa này được đựng trong can nhựa lớn, khi có khách chiết ra bán với giá khoảng 1.500 đồng/lít. Nguyên liệu sản xuất sản phẩm tẩy rửa thuộc hàng chợ trên được mua từ chợ hoá chất Kim Biên, quận 5, TP.HCM. Công thức chung: chất hoạt động bề mặt có giá từ 50.000 - 140.000 đồng/kg, tuỳ loại (1kg có thể pha được gần 200 lít nước), phụ gia chất nền, hương liệu với giá trên dưới 10.000 đồng/ 100 g. Chỉ với một công thức trên nhưng khi bán cho người tiêu dùng nó trở thành sản phẩm đa năng có thể dùng để rửa chén, tẩy sàn nhà, lau chùi đồ dùng từ đồ nhựa, kim loại, gỗ... kể cả tẩy quần áo cũng được. Hoá chất gây hại Bác sĩ Lê Văn Thọ, phó phòng khám Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, khi sử dụng các chất tẩy rửa không nên tiếp xúc trực tiếp mà phải mang bao tay. Lau chùi xong phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Nếu tiếp xúc trực tiếp sẽ bị viêm da kích ứng từ chất tẩy rửa, nhất là đối với trẻ em. Với các triệu chứng như đỏ da, sưng tấy, ngứa... điều trị bằng cách dùng kháng viêm bôi, uống từ 1- 2 tuần. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, phó trưởng khoa công nghệ hoá học, Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng, hoá chất nào cũng đều không có lợi cho người sử dụng. Khi sử dụng các chất tẩy rửa vẫn còn lưu lại trên bề mặt đồ dùng nếu không được rửa sạch sẽ rất nguy hại đến sức khoẻ người sử dụng. Đối với chất hoạt động bề mặt là thanh phần chính trong sản phẩm tẩy rửa theo xu hướng thế giới là sử dụng những chất phân huỷ sinh học. Tuy nhiên, những chất này có giá thành rất đắt, ít người sử dụng. Nhiều các sản phẩm tẩy rửa hiện nay đều sử dụng các loại hoá chất độc hại, khi thải ra môi trường sẽ phá huỷ hệ sinh vật. Đối với người sử dụng thì bị khô da do bị thẩm thấu, gây đột biến da, da bị mỏng, nặng có thể bị ung thư da (do tế bào da bị phá huỷ). Khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ giúp quá trình phá huỷ da nhanh hơn. Đối với sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên lại càng không thể, do giá thành quá cao và công nghệ sản xuất hiện đại. Những chất có lợi từ thiên nhiên rất ít, chỉ đạt dưới 1/100 hoặc 1/1.000. Trong quá trình chiết xuất chưa chắc còn nguyên vẹn tính chất đó. Khi đưa vào sản xuất sẽ có nhiều phản ứng gây hại cho người sử dụng. Đối với các chất phụ gia, màu, hương liệu nếu sử dụng không đúng còn độc hại hơn cả chất hoạt động bề mặt. Đối với sản phẩm có công dụng diệt khuẩn được quảng cáo diệt đến 99,9% lại càng không thể, nếu có chỉ diệt được những loại vi khuẩn thông thường chứ không thể diệt được hết. Nếu sử dụng hoạt chất mạnh sẽ ảnh hưởng đến người sử dụng. Chẳng hạn, với hợp chất clo (rất độc) ảnh hưởng đến đường hô hấp, hại da. Hợp chất peroxit (oxy hoá diệt khuẩn) khi bám lên da rất độc. Chưa kể chất bay hơi, bốc mùi ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đối với chất phụ gia khử mùi thường mang tính độc, có bản chất hấp phụ, chất oxy hoá và chất khử. Nó ảnh hưởng đến đường hô hấp gây thiếu oxy dẫn đến khó chịu, bị ngộp, khô cổ do tác dụng với niêm mạc cổ. Kể cả thiếu oxy trong máu gây choáng váng.[/quote] Viết vậy chứng tỏ chưa hiểu nhiều về các sản phẩm tẩy rửa, bó tay.