Kim loại và kính: Đâu là chất liệu hoàn hảo dành cho smartphone?

Trước đây, từ cái hồi mà người ta còn chưa phân biệt rõ ràng giữa đâu là smartphone, đâu là dumbphone thì chất liệu sản phẩm cũng không mấy được quan tâm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì dường như mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn, không chỉ về quan niệm của người dùng mà còn là ở sự mở rộng lựa chọn các chất liệu nữa.

Lý do của điều này, không gì khác chính là sự “bão hòa” về cấu hình của các thiết bị smartphone. Cấu hình cao ư? Màn hình lớn ư? Hai thứ này đều dễ dàng có được, nhưng thiết kế đẹp với chất liệu tốt mới là điều mà không phải thiết bị nào cũng dễ dàng có.

Tuy nhiên, chất liệu cao cấp thôi vẫn là chưa đủ, bởi chúng vẫn còn rất nhiều điểm trừ không đáng có khi sử dụng cho smartphone, mà phần lớn đều là về thẩm mĩ, khả năng tản nhiệt và độ bền. Dưới đây sẽ là danh sách những loại chất liệu dễ thấy nhất trên smartphone và những điểm cộng và trừ của chúng.

Kim loại

Đây là một trong những chất liệu mà vẫn được coi là cao cấp nhất từ trước tới nay, trong đó có nhôm và thép không rỉ là hay được sử dụng trên các thiết bị di động.

Hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất smartphone đều dùng kim loại, đặc biệt là nhôm trên sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thường thì chúng cũng không sử dụng hoàn toàn chất liệu này cho bộ vỏ mà thay vào đó là viền nhôm cùng nắp lưng bằng kinh hoặc nhựa.

Điểm cộng:
Đẹp và cầm thích tay: Đây là lý do chính tại sao người ta thích dùng máy làm bằng kim loại, bởi nó mang lại vẻ sang trọng và đầm tay. Các nhà sản xuất cũng có thể thoải mái sáng tạo với chất liệu này, đặc biệt là khi nhôm còn có thể pha trộn được với magiê để tạo thành hợp kim.

Phân tán nhiệt độ: Kim loại luôn luôn phân tán nhiệt độ tốt hơn là kính và nhựa. Các mẫu smartphone tầm trung và cao thường xuyên gặp phải tính trạng nóng máy do CPU phải chạy với công xuất cao, nên việc sử dụng kim loại vẫn là phương án tốt nhất để không gặp phải tình trạng như Xperia Z4 mới đây.

Điểm trừ:
Độ bền: dù đẹp nhưng cách kim loại như nhôm rất dễ bị làm xước và móp chỉ với những va chạm nhẹ. Thậm chí, chất liệu nhôm thường có màu sáng và khiến cho các vết xước lộ rõ ràng hơn so với nhựa.

Kính

Có lẽ phải tới 99% smartphone hiện tại là có sử dụng kính trong thiết kế, bởi phần màn hình cảm ứng là không thể không có. Bên cạnh đó thì triết lý thiết kế kiểu hai mặt kính và viền nhôm/nhựa vẫn đang rất rất thình hành, đặc biệt là với các nhà sản xuất Trung Quốc, và Sony nữa.

Điểm cộng:
Dễ sản xuất: Các nhà sản xuất dễ dàng chế tạo các tấm kính cho màn hình và mặt lưng hơn, đồng thời cũng giảm được chi phí linh kiện nữa.

Chống xước tốt, không bị móp méo: Chắc hẳn ai cũng biết tới Gorilla Glass – thương hiệu kính cường lực được sử dụng nhiều nhất trên smartphone. Chúng sẽ giúp máy its bị rơi móp hơn so với nhôm và nhựa, đồng thời khả năng chống xước cũng tuyệt vời. Ngoài ra thì vì mặt kính thường phẳng nên người dùng cũng dễ dàng mang đi dán thêm một miếng dán bên ngoài để tránh xước vỡ.

Điểm trừ:
Dễ vỡ: Dù nhựa và nhôm cũng có thể vỡ, nhưng với các smartphone có mặt lưng kính thì đây mới thực sự là thảm họa. Kể cả khi được bảo quản kỹ lưỡng bằng miếng dán cường lực hay các loại cover thì miếng kính vẫn có thể vỡ tan tành khi rơi ở độ cao và góc va chạm đúng.

Hạn chế thiết kế: Với nhựa và nhôm, các nhà sản xuất có thể bóp méo cong thẳng tròn thế nào cũng được, nhưng với kính thì dường như là chỉ “phẳng” mà thôi. Cũng có một số smartphone có phần kính cong 2,5D hay 3D, nhưng nó sẽ còn lâu mới trở nên phổ biến được như loại phẳng.

Chưa có câu trả lời nào