Nước được lọc theo phương pháp như thế nào?

Nước sạch rất quan trọng trong cuộc sông hàng ngày vì thế lựa chọn phương pháp và công nghệ lọc nước nào cho phù hợp là một câu hỏi luôn nhận được sự quan tâm từ phía ngươid sử dụng. Thế nhưng để việc lọc nước đạt hiệu quả tốt nhất thì thông thường sẽ cần kết hợp hai phương pháp.

  1. Than hoạt tính (Actived Carbon):

Than hoạt tính có đặc tính có thể hút dầu mỡ, có khả năng loại bỏ các chất độc hại cho sức khỏe như các chất hữu cơ dễ bay hơi, clo, hóa chất công nghiệp hòa tan (chì, thủy ngân...)

Hiện nay loại than hoạt tính được bán trên thì trường là loại than dạng bột, hạt và dạng khối. đã được xử lý cấu trúc phân tử nhằm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa than với các phân tử hóa chất trong nước.

Nhược điểm của than hoạt tính là chúng hoạt đọng phụ thuộc vào tốc độ dòng nước chảy; nghĩa là, nước chảy càng chậm, thời gian tiếp xúc giữa lõi lọc với nước càng lâu thì hiệu quả càng tốt. Điều này không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước tức thời của người dùng.

Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này thì hãy nhớ tránh để nước nóng chảy qua vì nước nóng làm tăng khả năng hòa tan của tạp chất, làm giảm hiệu quả lọc của than hoạt tính.

  1. Oxit nhôm hoạt tính:

Oxit nhôm được tạo ra theo cách cử lý quặng nhôm làm cho nó trở nên xốp và có tính hút bám. Hiện nay Viện Khoa học vật liệu ứng dụng Việt Nam đã nghiên cứu thiết kế bộ lọc fluor có tên gọi là bộ lọc Flowat được sử dụng ở các vùng nông thôn.

  1. Trao đổi ion anion và cation:

Sử dụng các hạt nhựa mang điện tích để khử khoáng nước, khử kiềm nước. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý hóa học của phản ứng trao đổi các hạt nhựa này với những chất  bẩn cần loại bỏ trong nước.

  1. Công nghệ khử trùng:

Clo: Nhờ khả năng oxy hóa cao của clo, các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước sẽ được loại bỏ. Ngoài ra, clo cũng có thể loại bỏ các mầm bệnh sinh học (trừ các loại ký sinh trùng vỏ cứng), xử lý các mùi hôi,, màu sắc, vị của nước. Ngòi clo một số chất hóa học khác như  brom và iot cũng có thể được sử dụng để lọc nước.

Ozone: Ozone được dung nhiều trong quá trình xử lý nước ở quy mô lớn cho công nghiệp. Ozone sẽ oxy hóa cá chất bẩn hữu cơ trong nước. Lưu ýkhi sử dụng ozone là cần phải tính nồng độ ozone và thời gian tiếp xúc thích hợp.

Vi lọc:

Phương pháp này sử dụng bộ lọc có kích thước lỗ nhỏ hơn 0,2 micron có khả năng ngăn chặn các chất bẩn sinh học đi qua. Vật liệu được sử dụng thường là gốm và than cục vì gốm có thể làm sạch và tái sử dụng còn than thì làm sạch tốt.

Tia cực tím (UV):

Phương pháp này được thực hiện như sau: cho dòng nước chạy quâ một ống kính có lắp đèn tia cực tím. Ở một tần số nhất định, tia cực tím có thể diệt 99% vi khuẩn nhưng nó không có công dụng loại bỏ tạp chất trong nước do đó cần kết hợp cùng với các phương pháp lọc khác. 

  1. Chưng cất:

Đạy là phương pháp chủ yếu được dùng trong công nghiệp và thương mại. Bằng cách đun sôi nước thô sau đó cho hơi nước đi qua ống dẫn ở nhiệt độ thấp để hơi nước ngưng tụ lại thành nước thể lỏng. Nước cất sẽ được bảo quản ở thùng chứa riêng.

  1. Thẩm thấu ngược:

Phương pháp này được sử dụng để tinh lọc nước, loại bỏ muối và những chất bẩn khác để đạt được nước tinh khiết.

Ở phương pháp này, nước được đẩy qua một màng bán thấm với áp lực lớn để khử ion nhờ đó các phân tử nước có thể đi qua và loại bỏ hết những tạp chất có trong nước. Thâm rthấu ngược có thể tự động làm sạch nhờ cơ chế hoạt động dòng chéo nghĩa là chỉ một phần chất lỏng đi qua màng lọc, phần còn lại sẽ sẽ đi đến cuối dòng và đẩy các chất đã bị loại bỏ ra khỏi màng.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này chính là tốn điện và tốn nước. Vì để lọc được 1 lít nước sạch thì cần 2-4 lít nước thô, và để thực hiện được phương pháp này cần phải có máy bơm tạo áp lực nước lớn.

Chưa có câu trả lời nào