Cách sử dụng máy ép hoa quả?

Các bố mẹ thông thái ơi, nhà mình có mua 1 cái máy ép hoa quả. Mình làm đúng như hướng dẫn sử dụng nhưng sao mình thấy ép ko kỹ nhỉ? Bã còn lại còn rất nhiều nước, mình thấy phí quá.

Các bố mẹ có kinh nghiệm sử dụng thì truyền cho mình với nhé

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Chọn nguyên liệu thích hợp

Các nguyên liệu làm nên một ly nước sinh tố ngon không chỉ có hoa quả, các loại rau củ cũng là lựa chọn tuyệt vời. Nước ép cà rốt tươi rất được ưa chuộng, cà rốt càng tươi chất lượng nước càng tốt.
Một số loại hoa quả và rau củ thích hợp làm nước ép. Hãy nhớ rằng chuối và cả đào nữa đôi khi không hẳn phù hợp để ép, chúng dễ bị mắc lại trong máy ép nhưng với mận thì lại rất ngon và không “gây rắc rối” nào cho cái máy cả. Sau đây là gợi ý một số loại hoa quả và rau củ vừa cho ly nước ngon lại vừa tốt cho máy ép của bạn.
Các loại hoa quả: Lê, Cam, Bưởi, Chanh vàng, chanh xanh, chanh dây, Kiwi, Cùi dừa, Nho, Táo, Dứa, Xoài, Các loại dưa: Dưa hấu, dưa vàng, dưa lưới…Dâu tây
Các loại rau củ: Cà rốt, Rau má, Cần tây, Củ cải đường, Dưa chuột, Cà chua. Một số loại hương liệu tự nhiên khác: Gừng, Sả, Quế, Ginger, Mật ong (để thêm vào nếu bạn thích ngọt hơn thôi)...
Kết hợp một số loại nguyên liệu trên vào dần dần bạn sẽ có kinh nghiệm và sẽ biết loại nguyên liệu nào sẽ có ly nước ngon và hợp khẩu vị với bạn. Sau khi có được nước ép trái cây tươi bạn có thể dùng nước này cho vào máy xay sinh tố xay cùng các trái cây khác hoặc xay cùng sữa chua để có được ly giải khát hoàn hảo.
Làm theo đúng hướng dẫn sử dụng
Dù chọn lựa loại rau củ hay trái cây nào thì bạn cũng phải rửa thật sạch trước khi ép nước. Điều quan trọng nhất là phải làm theo đúng hướng dẫn và các lời khuyên đối với từng loại máy ép để các nguyên liệu chuẩn bị phù hợp, ví dụ phải thái nhỏ hoa quả thành từng miếng thì nước ép mới ngon.
Những loại máy có công suất lớn cho phép ép luôn cả hạt. Nhưng tốt nhất vẫn nên bỏ hạt cứng trước khi ép. Những máy có công suất nhỏ thường yêu cầu cắt trái cây trước khi cho vào cối. Chỉ nên cho một lượng vừa trái cây vào máy.
Nên cho trái cây vào từ từ, tránh đùn ép nhanh gây kẹt nguyên liệu và bã thải không kịp thoát ra bị giữ lại sẽ gây tình trạng nghẽn ép không ra nước hoặc ít nước. Tránh không ép các loại trái cây mềm nhão như xoài, mít, mãng cầu, chuối… Bã trái cây mềm sẽ bít các lỗ nhỏ li ti trên lưới lọc, không cho ra nước ép.
Sáng tạo với chiếc máy ép
Ngoài công dụng ép nước bạn có thể sáng tạo ra các cách làm đồ uống khác như: làm kem trái cây cho bọn trẻ, ép lẫn nước trái cây để làm cocktail, ép nước rau hoặc trái cây làm sốt, làm súp (một số loại súp như súp bí, súp đậu hoặc chè trái cây ngọt ăn lạnh…)
Những điều cần biết khi sử dụng
1. Hãy nhìn vào miệng cối máy ép trái cây. Kích cỡ miệng cối sẽ cho bạn biết kích cỡ trái cây hoặc rau củ bạn có thể ép lớn cỡ nào. Máy ép trái cây có hiệu suất cao nhất có miệng cối đủ lớn dành cho hầu hết các loại củ quả đưa vào mà không cần phải cắt thành miếng nhỏ.
2. Chú ý đến xem bạn có cần phải lột vỏ hoặc không phải lột vỏ củ quả trước khi ép không? Một số máy ép có khuyến nghị giai đoạn này, có nghĩa là chúng có các mức hiệu suất thấp hơn những máy ép có thể xử lý nguyên trái cây và rau tươi thậm chí nếu củ quả có vỏ cứng, dày.
3. Hiệu suất của máy cũng phụ thuộc vào vấn đề bảo dưỡng máy. Hãy kiểm tra máy ép để xem màng lọc có dễ làm vệ sinh hay không. Một số máy có mạng lọc dễ dàng rửa sạch bã rau, củ, quả, một số khác vệ sinh màng lọc khó khăn hơn, màng lọc sau khi rửa xong vẫn còn thấy thịt trái cây kẹt lại.
4. So sánh tốc độ và công suất. Công suất máy ép trái cây cao nhất hiện có bán trên thị trường Việt Nam là 800 watt. Động cơ máy ép có công suất thấp hơn hoạt động vất vả hơn.