Chia sẻ một số kinh nghiệm dùng đồ " điện tử gia dụng " với tất cả các bạn !!!

[i][u][blue]Ai có kinh nghiệm gì thì vào share cho cả nhà nhé !!![/blue][/u][/i] [center][red][b]Những điều cần biết khi sử dụng máy giặt[/b][/red][/center] Máy giặt là một thiết bị gia dụng trợ giúp rất nhiều trong công việc nội trợ. Để sử dụng một cách có hiệu quả và bảo quản tốt máy giặt cần phải lưu ý một số điều sau đây: * Thông thường quần áo dạng sợi tổng hợp hay hàng tơ, lông nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; nếu quần áo quá bẩn thì giặt từ 10-12 phút. Sau đó chuyển sang chế độ xả. Rút ngắn thời gian sử dụng hợp lý ngoài việc tiết kiệm điện, nước còn kéo dài tuổi thọ của cả quần áo và máy. * Nếu quần áo quá bẩn nên ngâm nước khoảng 20 phút bên ngoài, chà sạch các cổ áo sau đó cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của nước và quần áo là 20:1 là ở chế độ tiết kiệm. Nên dùng bột giặt ít bọt nhưng có năng lực tẩy rửa cao khi giặt bằng máy. Điều này làm cho khi xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước. * Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki... mới dùng chế độ giặt mạnh. Muốn tiết kiệm điện, nước rút ngắn thời gian giặt và quần áo được giặt sạch, sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn đi rồi hãy giặt tiếp (vì ở các chế độ xả máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài). * Nếu phải giặt bằng nước ấm, nhiệt độ thích hợp nhất dùng cho máy giặt là 40 độ C. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo và lôi kéo chất bẩn ra ngoài. Nếu nước nóng quá, sẽ làm quần áo bị biến hình, nhăn nhúm, mất tính đàn hồi. * Quần áo dính nhiều xăng, dầu không được cho vào máy giặt. Quần áo đã dùng xăng để tẩy cũng không được giặt bằng máy, vì rất có thể gây ra cháy, hư máy hay làm hỏng các quần áo khác. * Các loại quần áo như len, thun mỏng dễ giãn, dạ... không nên giặt bằng máy vì các loại này không chịu được ma sát, giằng kéo. Tương tự như vậy các loại vải cao cấp cũng không nên giặt bằng máy, có thể làm quần áo bị sờn, bạc do ma sát mạnh. * Phải kê máy giặt thật vững chắc, trên một mặt phẳng, bốn chân phải tiếp đất không cập kênh. Nước trong thùng giặt phải có đủ để máy không rung. Cần chú ý ở chế độ vắt kiệt, quần áo bên trong dễ bị lệch tâm làm cho khi quay máy bị rung, dễ làm hỏng máy giặt. * Máy giặt không nên để nơi ẩm ướt dễ bị rò rỉ điện. Để tránh dòng điện rò, nên cắm vào ổ cắm có nối đất. * Nên đặt máy ở nơi thông gió, thoáng khí. * Không được xoay ngược bộ phận định giờ. * Sau khi dùng xong, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt. Điều này có lợi làm cho máy được bảo quản tốt và tránh vi khuẩn sinh sôi. * Không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi nước, hơi dầu mỡ, hơi mặn... bám vào máy dễ làm ẩm, gỉ... máy giặt. * Định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày. * Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có biện pháp tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ trục của bộ phận chuyển động. * Thời gian sử dụng máy giặt không nên kéo dài (tránh giặt liên tục hết mẻ này đến mẻ khác). Khi sử dụng máy giặt không nên bỏ đi, hay đi ngủ. Cần chú ý để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ phải lập tức dừng ngay việc giặt lại để kiểm tra.
Trả lời 16 năm trước
[center][red][b]Cách chọn mua tủ lạnh[/b][/red][/center] Tủ lạnh là đồ dùng thiết thực trong sinh hoạt, là đồ gia dụng cao cấp đăt tiền. Để chọn mua một tủ lạnh cho mình thì đó là một vấn đề không đơn giản. Chúng ta cần lưu ý các điểm sau khi chọn mua tủ lạnh. [b] 1. Chọn kiểu tủ lạnh[/b] Trên thị trường có 2 loại: Tủ lạnh nén cơ điện và tủ lạnh hấp thu; thông thường dùng loại nén cơ điện tốt hơn vì tiêu thụ điện năng ít, nhiệt độ làm lạnh cao, tính năng làm lạnh tốt, tuổi thọ dài. Tủ lạnh hấp thu có thể dùng thanh điện nhiệt, làm lạnh bằng cách cấp nhiệt thể dùng hơi than và ga thiên nhiên để làm lạnh. Tu lanh này sử dụng ở những nơi không có điện hoặc thiếu điện và hơi đốt lại dồi dào giá rẻ. [b] 2. Chọn dung tích[/b] Căn cứ vào mức sống hiện nay trong các gia đình, thông thường mỗi người cần khoảng 20 đến 25 lít dung tích, cộng thêm 25 lít phụ trợ. Thí dụ, một gia đình có 4 nhân khẩu thì mua tủ lạnh có dung tích 4 x 25 + 25 = 100 + 25 = 125 lít, tức là mua tủ lạnh có dung tích khoảng từ 125 lít đến 150 lít là vừa. Ngoài ra, còn phải suy tính đến khí hậu từng vùng, ở miền Nam nên mua tủ lạnh to hơn một chút, ở miền Bắc xứ lạnh mua loại tủ lạnh nhỏ hơn. [b]3. Kiểm tra bề ngoài[/b] Bề mặt tủ bằng phẳng bóng nhẵn, lớp sơn đều đặn và chắc bền. Lớp vỏ bên trong tủ thường dùng các vật liệu nhựa, Pôliêtilen cũng phải bóng nhẵn chắc chắn không có vết nứt. Các giá đỡ phải hoàn hảo không biến dạng. [b]4. Độ kín trong tủ[/b] Nếu tủ lạnh không kín sẽ gây hậu quả không tốt, không khí lạnh thoát ra ngoài, làm cho tủ lạnh mất nhiệt, hiệu quả làm lạnh thấp. Khi gặp khí ẩm của mùa ẩm ướt sẽ đông lại thành các hạt sương làm mọt gỉ tủ lạnh. Phương pháp kiểm tra độ kín của tủ lạnh có thể quan sát bằng mắt, nếu mắt thường cũng phát hiện ra thì chỗ hở tới mức nghiêm trọng. Nếu mắt thường không thấy, lấy một tờ giấy tương đối dai để ở các góc khác nhau song đóng cửa tủ lại và kéo giấy ra xem giấy có bị kẹp chặt không. Nếu kẹp càng chặt tức là cửa đóng càng kín. Ngoài việc kiểm tra độ kín, còn kiểm tra trục quay của cánh cửa có trơn chu linh hoạt hay không, khi mở cửa lực kéo từ 1 đến 7kg là vừa phải. [b] 5. Chọn mức độ làm lạnh[/b] Tủ lạnh thuộc thứ hạng cao hay thấp, thường lấy tiêu chuẩn làm lạnh của ngăn đông lạnh đạt đến mức độ nào, được đánh giá và ký hiệu bởi hình *, số lượng càng nhiều thì mức độ lạnh càng cao. Tiêu chuẩn của Bộ công nghiệp nhẹ Trung Quốc quy định: Nếu kí hiệu 1 sao * biểu thị nhiệt độ không cao hơn -60C, bảo quản thực phẩm đông lạnh khoảng 1 tuần lễ. Nếu kí hiệu là 2 sao ** thì nhiệt độ đông lạnh không cao hơn -150C, thực phẩm đông lạnh bảo quản trong 1 tháng. Nếu kí hiệu 3 sao *** biểu thị đông lạnh ở nhiệt độ không cao hơn -180C, thời gian bảo quản thực phẩm là 3 tháng. Thông thường, tủ lạnh gia đình dùng loại tủ 2 sao đến 3 sao là vừa phải. Thực tiễn cho thấy, không phải tủ càng lạnh thì bảo quản thực phẩm càng tốt mà cần đặt ở độ lạnh thích hợp, hơn nữa cấp sao càng nhiều thì giá tủ lạnh càng đắt và lượng tiêu thụ điện càng lớn. [b] 6. Chọn hệ thống xả tuyết[/b] Trong tủ lạnh thường có hơi nước tồn động trong không khí và toả ra từ thực phẩm để trong tủ. Hơi nước đó gặp lạnh đọng thành lớp sương tuyết trong tủ lạnh, đó là hiện tượng bình thường. Tủ càng lạnh thì độ ẩm càng cao, lớp tuyết đọng càng dày. Lớp tuyết dày dẫn nhiệt kém, khiến cho hệ thống làm lạnh không thể hút nhiệt của thực phẩm và không khí trong tủ lạnh, do đó hiệu suất làm lạnh của tủ sẽ kém đi, tiêu thụ điện sẽ tăng lên. Do đó khi lớp tuyết dày từ 4-6mm là phải xả tuyết. Có thể sử dụng các cách xả tuyết sau: * Xả tuyết thủ công. * Xả tuyết bán thủ công. * Tự động xả tuyết [b] 7. Kiểm tra tính năng bộ nén và bộ làm lạnh[/b] Đầu tiên, để cho tủ lạnh đứng thật thăng bằng. Cắm điện cho tủ hoạt động, nếu tủ lạnh chạy êm tạp âm thấp hơn 45 đề xi ben, khi tủ lạnh đang hoạt động người đứng cạnh tủ 1m không nghe thấy tiếng động. Đồng thời dùng tay sờ lên phía nóc tủ chỉ thấy có độ rung nhè nhẹ. Còn nếu ta dùng mắt mà thấy tu lanh rung tức là chất lượng tủ lạnh quá kém. Kiểm tra tính năng làm lạnh: Trong phòng nhiệt độ 300C, cho tủ lạnh trong trạng thái không chứa đồ, đóng cửa tủ, cho tủ hoạt động 30 phút rồi mở cửa tủ, dùng tay sờ vào bề mặt bộ bốc hơi có cảm giác tay bị đông lạnh, dính và ở trên, bộ đông lạnh phải có một lớp tuyết mỏng. [b]8. Tiêu thụ điện[/b] Tủ lạnh là đồ dùng tiêu tốn tương đối nhiều điện trong gia đình, do đó vấn đề tiêu thụ điện của nó cần được quan tâm khi mua và khi dùng tủ lạnh cần chú ý mấy điểm sau: * Kiểu tủ lạnh nén bằng điện cơ tốn ít điện nhất. * Làm lạnh trực tiếp (có đọng tuyết) tốt ít điện hơn nhiều so với làm lạnh gián tiếp (không đọng tuyết). * Cùng một kiểu, cùng quy cách thì loại tủ lạnh có bộ nén công suất nhỏ sẽ tốn ít điện hơn. * Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.