Dùng nồi cơm điện thế nào là đúng cách?

Nam
Nam
Trả lời 15 năm trước
Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng. - Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. - Vo gạo xong, khi bỏ xoong nấu vào nồi, nhiều người chỉ dùng một tay. Cách này có thể làm hỏng rơle chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín. Do vậy, khi đặt xoong, nên lau nước xung quanh và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ le tiếp xúc đều, cơm nấu sẽ không bị sượng. - Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. - Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. - Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. - Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau. - Hạn chế việc để cơm hâm liên tục trong nồi tránh làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong khiến rơle bật tắt không chính xác và như vậy cơm dễ bị sống hoặc "quá lửa".
checkgia
checkgia
Trả lời 14 năm trước
[center][center][justify][blue][b]Bệnh của nồi cơm điện[/b][/blue][/center][/center] [justify]Đa số nồi cơm điện đơn giản, dễ sử dụng. Nhưng có những thói quen của người sử dụng khiến chiếc nồi chóng hư ... Nồi cơm điện có hai loại, loại rời và loại nắp dính liền. Cấu tạo của nồi gồm ba phần: vỏ nồi có lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt bên ngoài và giữ nhiệt bên trong; phần xoong nấu đa số làm bằng hợp kim nhôm, có phủ một lớp men chống dính; phần đốt nóng bao gồm đế cảm biến nhiệt bên trong vỏ nồi gồm một rờ-le chính (thường thấy một lõi to có lò xo ở đáy) và một rờ-le nhiệt bên dưới nồi dùng để tự ngắt điện khi cơm chín. Với những nồi cơm điện rẻ tiền thì rờ-le chính sử dụng loại nam châm vĩnh cửu kém chất lượng, sau một thời gian sẽ mất đi tính chính xác để bật lò xo lên nên dẫn đến hậu quả xảy ra là cơm sượng chưa chín hoặc chín khét. Trường hợp khác là thói quen nấu cơm và để thời gian hâm liên tục cũng mau làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong nồi cơm điện. Theo một giám đốc trung tâm sửa chữa điện gia dụng “Với những nồi rẻ tiền thì thời gian sử dụng của rờ-le chính (phần nam châm vĩnh cửu) chỉ khoảng sáu tháng. Sau đó phải thay mới, giá thay khoảng 30.000đ/cái”. Một thói quen khác của các bà nội trợ hay vo gạo trực tiếp bằng xoong nấu của nồi nên xoong dễ bị hư lớp chống dính khiến cơm nấu không ngon và dính nồi. Ngoài ra, nhiều loại nồi cơm điện rẻ tiền có phần xoong làm bằng chất liệu nhôm mỏng và lớp chống dính kém chất lượng dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng. Nhiều người sau khi vo gạo xong thì bỏ xoong nấu vào nồi bằng một tay, cách này có thể làm hỏng rờ-le chính của nồi cơm điện bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên khi đặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều dẫn đến cơm bên sống bên chín. Do vậy, khi đặt xoong nên lau nước xung quanh xoong và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ-le tiếp xúc đều thì cơm nấu sẽ không bị sượng. Một bệnh khác của nồi cơm điện rẻ tiền chính là đế cảm biến nhiệt dưới đáy nồi có khe hở lớn nên côn trùng như gián, thằn lằn hoặc hạt gạo rớt xuống khe hở này khiến chạm mạch điện làm hư hỏng đế cảm biến nhiệt. Giá thay thế từ 200.000 – 500.000đ/cái. Hiện nay nhiều loại nồi cơm điện hiện đại đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách thiết kế đế cảm biến nhiệt dính hẳn với đáy nồi, không có khe hở. [b][red](Theo SGTT)[/red][/b][/justify][/justify]
han tu
han tu
Trả lời 10 năm trước

1. Sử dụng nồi cơm điện đúng cách

  • Chúng ta nên sử dụng cốc kèm theo nồi để đong gạo khi nấu cơm, loại cốc này có dung tích tương đương 0.18 lít (khoảng 150g). Không nên vo gạo trực tiếp trong xoong nấu, để tránh làm xước lớp chống dính, hoặc nồi bị méo do va chạm, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia nhiệt kém vì tiếp xúc với mâm phát nhiệt không tốt.
  • Phải lau khô nước bên ngoài xoong nấu trước khi cho chúng vào nồi to để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu “lộp bộp” khi cấp nhiệt cũng như cháy khét khi có vật lạ rơi vào mâm nhiệt.
  • Một điều mà nhiều người nấu cơm vẫn thường làm là chỉ dùng một tay để cho xoong nấu vào nồi. Cách này có thể làm hỏng rơle chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín. Do vậy, khi đặt xoong, nên lau nước xung quanh và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ le tiếp xúc đều, cơm nấu ra sẽ không bị sượng.
  • Khi đã chuẩn bị xong, trước tiên cần cắm dây nguồn vào ổ cắm của nồi, sau đó cắm dây nguồn vào ổ cắm nguồn điện xoay chiều.
  • Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.
  • Hạn chế việc để cơm hâm liên tục trong nồi tránh làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong khiến rơle bật tắt không chính xác và như vậy cơm dễ bị sống hoặc “quá lửa”.
  • Với những nồi cơm đơn năng thì có thể dùng để luộc rau, nấu canh nhưng không hầm hoặc xào thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng do rơ le sẽ ngắt mạch liên tục.

2. Bảo quản nồi cơm điện đúng cách

  • Nồi cơm điện nên được để ở những nơi thông thoáng, khô ráo và trên những bề mặt bằng phẳng. Không nên đặt ở những nơi ẩm ướt hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác, đó là nguyên nhân làm hỏng nồi phát sinh sự cố khác.
  • Khi cắm phích nguồn vào ổ cắm, phải cắm phích thật khớp, nếu phích cắm tiếp xúc không tốt dẫn đến phích cắm bị cháy. Không nên sử dụng chung phích cắm điện với những đồ gia dụng khác vì điện áp có thể tăng giảm thất thường dẫn đến việc chập cháy các thiết bị điện.
  • Khi không sự dụng nồi nhớ phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn.
  • Nếu dây nguồn của nồi bị hư, thì phải được thay thế bởi 1 dây mới của chính nhà sản xuất.
  • Không được để trẻ em tự ý sử dụng nồi, tránh các trường hợp điện giật xảy ra.
  • Khi nấu cơm, lỗ thoát hơi rất nóng, vì vậy không để tay hay tiếp xúc trực tiếp với lỗ thoát hơi nhằm tránh trường hợp bỏng.
  • Để tránh bị điện giật không được để nắp nồi cơm hoặc các bộ phận mang điện khác tiếp xúc với nước hay tất cả các loại dung dịch khác.
  • Dùng khăn mềm để lau chùi vỏ nồi, tránh để nước rớt vào mâm điện. Không dùng những vật nháp cứng để tẩy rửa nồi con vì dễ làm trầy xước lớp chống dính bên trong.
  • Nồi cơm điện thường không tạo cháy nhưng nhiều người sử dụng lại chọn việc bật nút “Cook” nhiều lần để có cháy, chính việc làm này cũng góp phần làm giảm tuổi thọ của nồi, nguyên nhân là hoạt động của nam châm vĩnh cửu ở mâm điện khiến rơ le bật tắt không chính xác.
  • Không được để các vật lạ nằm giữa đáy lòng nồi và mâm điện phát nhiệt.

3. Vệ sinh nồi cơm điện

  • Cụm thoát hơi phải được làm vệ sinh kịp thời, nắp và thân cụm thoát hơi phải vệ sinh riêng.
  • Dùng vải khô để lau sạch nắp cụm thoát hơi, thân cụm thoát hơi.
  • Lấy lòng nồi ra khỏi thân nồi cơm, rửa sạch bằng chất tẩy rửa dùng trong gia đình và rửa lại bằng nước sạch và sau đó lau lại bằng vải mềm.
  • Không dùng các loại bàn chải bằng kim loại hoặc các dụng cụ cứng khác để chủi rửa lòng nồi nhằm tránh làm hỏng lớp chống dính bên trong lòng nồi.
  • Tháo hộp chứa nước ra và đổ nước thừa bên trong, rửa sạch và lắp lại giá đỡ hộp chứa nước.