Nếu không muốn mất mạng, hãy bỏ ngay các thói quen khi sử dụng ấm siêu tốc

Ấm siêu tốc là một đồ gia dụng khá quen thuộc và tiện dụng trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng ấm an toàn và ít bị hư hỏng thì không phải ai cũng biết. Chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể khiến bạn gặp phải tai nạn khó lường thậm chí mất mạng. Còn chần chừ gì nữa, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để loại bỏ những thói quen nguy hiểm

Để ấm bị đóng cặn lâu ngày

Hình ảnh có liên quan

Ấm đóng cặn sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khiến nước sôi chậm hơn mà cặn bẩn bám dày dưới đáy bình khiến cho rơle đo nhiệt độ bị hỏng, trong nhiều trường hợp ấm đun nước có thể sẽ tự ngắt khi nước còn chưa sôi. Vậy nên khi sử dụng trong một thời gian, bạn nên vệ sinh ấm, làm sạch các vết cặn lâu ngày

Đậy nắp không kín khi đun nước

Hình ảnh có liên quan

Việc đậy nắp không kín khi đun nước có thể tiêu tốn của bạn một lượng điện lớn, mất nhiều thời gian đợi nước sôi hơn và còn khiến điện không tự ngắt khi nước sôi. Như vậy, nếu cứ đun nước đến cạn, nguy cơ cháy hỏng ấm là rất cao.

Đun nước liên tục

Kết quả hình ảnh cho ấm siêu tốc

Nhiều người nghĩ rằng việc đun nước liên tục sẽ giúp tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn, nhưng điều này vô tình sẽ khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, rất nhanh bị cháy. Vậy nên để tốt nhất, bạn hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun, lúc đó, mâm nhiệt có thể nguội bớt.

Đong lượng nước vượt ngưỡng quy định

Kết quả hình ảnh cho ấm siêu tốc

Trên các ấm siêu tốc đều được quy định rõ ràng lượng nước tối đa (Max) và lượng nước tối thiểu (Min), giúp người sử dụng có thể quan sát một cách dễ dàng trong việc cho nước vào đun phù hợp

Không nên đong nước quá nhiều hoặc quá ít, điều này sẽ khiến ấm giảm đi tuổi thọ và có khi còn gây chập cháy rất nguy hiểm.

Cầm dây nguồn để rút phích cắm ra

Theo như các chuyên gia khuyên dùng, để việc sử dụng ấm đun nước nóng siêu tốc được an toàn và hiệu quả, người sử dụng khi rút nguồn không nên cầm vào dây, mà hãy cầm ngay phích cắm để tránh trường hợp bị điện giật do hở đường dây.

Nếu dây nguồn bị hư hỏng hãy thay thế ngay. Khi ấm bị rơi hoặc bị hư hỏng thì tuyệt đối không nên sử dụng nữa

Sử dụng ấm siêu tốc vào các mục đích khác

Ngoài đun nước, một số người dùng còn sử dụng ấm siêu tốc để nấu canh, luộc rau, luộc trứng, luộc thịt,…Việc làm này sẽ khiến cặn bẩn dễ bám và thành ấm, khiến ấm nhanh bị hư, thậm chí gây chập điện rất nguy hiểm. Vậy nên, để hạn chế các rủi ro, bạn không được dùng ấm siêu tốc ngoài chức năng chính của nó.

Hy vọng với những lưu ý trên bài viết sẽ giúp bạn loại bỏ những thói quen nguy hiểm trong quá trình sử dụng để luôn là người dùng thông thái nhất!

Chưa có câu trả lời nào