Tại sao bếp từ bị nứt mặt kính?

Bếp từ là một thiết bị nấu ăn vô cùng hiện đại, tiện lợi, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bếp từ rất dễ gặp tình trạng bị nứt vỡ mặt kính nếu bạn mắc phải một số lỗi sau.

Mua bếp từ chất lượng kém, mặt kính không tốt

Cho dù bạn có bảo quản, sử dụng bếp từ tốt đến đâu, nếu bạn vô tình mua phải một chiếc bếp hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo hành, không sớm thì muộn, bếp từ sẽ tự hỏng mà thôi.

Nấu quá nhiều món trong thời gian dài

Bếp từ được quảng cáo là sản phẩm có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt, có thể hoạt động liên tục. Tuy nhiên, bếp từ cũng có giới hạn của nó. Nếu bạn đun nấu thực phẩm trong những chiếc nồi quá nặng trong một thời gian dài, bếp từ sẽ bị quá tải và bị nứt.

Do đó, bạn lưu ý chỉ đun nồi có trọng lượng ít hơn 4kg trên bếp trong khoảng 2 tiếng thôi nhé!

Bếp từ bị va đập mặt kính

Nếu mặt phẳng đặt bếp gồ ghề, không cân bằng, bếp sẽ bị xê dịch liên tục trong quá trình sử dụng, hoặc bị va đập với các dụng cụ nấu ăn gây nứt vỡ mặt kính.

Không vệ sinh bếp thường xuyên

Không vệ sinh bếp từ thường xuyên cũng là một tác nhân gây nứt vỡ mặt kính của bếp. Những vết thức ăn thừa còn sót lại sẽ khiến nhiệt độ mặt kính bị thay đổi, cộng với lượng nhiệt cao trong quá trình đun nấu sẽ khiến mặt kính sớm bị nứt.

Vệ sinh bếp khi còn nóng

Bạn tuyệt đối không được chùi rửa mặt kính bếp ngay sau khi rút phích cắm điện vì nhiệt độ mặt bếp vẫn còn rất nóng, chưa tỏa hết nhiệt, gặp lạnh đột ngột sẽ gây hiện tượng nứt vỡ. Bạn nên để bếp nghỉ từ 15 – 20 phút và chạy quạt tản nhiệt trước khi lau chùi bếp nhé!

Nếu bếp từ của bạn bị nứt vỡ, việc đầu tiên bạn phải làm đó là dừng nấu ăn lại, ngắt nguồn điện của bếp và liên hệ trung tâm bảo hành, sửa chữa.

Chúc các bà nội trợ nấu nướng an toàn với bếp từ!

Chưa có câu trả lời nào