Lắp đặt bếp gas âm nên lưu ý những gì?

 Với thiết kế hiện đại, tinh tế, bếp gas âm đang ngày càng chiếm ưu thế trong các gian bếp gia đình. Tuy nhiên các bước lắp đặt bếp gas âm cũng khá quan trọng để không gây nguy hiềm, dưới đây vatgia sẽ lưu ý một số thông tin khi lắp đặt bếp gas âm.

1. Vị trí đặt bếp

Để tránh việc khó khăn khi đun nấu, bạn nên chọn vị trí đặt bếp ở nơi thông thoáng nhưng không nên đặt nơi trực tiếp gió lùa. Tránh các nới ẩm ướt hay gần nguồn nước như bồn rửa bát để tránh gây ô xi hóa, hoen rỉ các bộ phận bếp, làm giảm tuổi thọ của bếp.

Vì thế việc lựa chọn đặt bếp chỗ nào là yếu tố rất quan trọng bạn nên lựa chọn cẩn thận, cũng nên tránh việc để gần thiết bị lạnh.

2.Nồi nấu trên bếp phải phù hợp

Để không gây lãng phí gas bạn nên chọn kích cỡ nồi phù hợp với lượng thức ăn nấu. Nếu nối quá bé, lửa tràn ra quá nhiều đáy nồi sẽ gây lãng phí lượng gas ngoài không khí. Nếu sử dụng nồi quá lớn so với lượng thức ăn trong nồi sẽ gây thừa thời gian đun nóng diện tích nồi cũng gây lãng phí gas.

3. Vị trí bình gas

Tương tự như việc lựa chọn nơi đặt bếp, nơi đặt bình cũng rất quan trọng. Bạn nên đặt bình gas ở các vị trí thông thoáng, tránh các nguồn nhiệt dễ gây cháy nổ, tất nhiên bạn nên đặt cách xa bếp nhất có thể.

Vì gas là chất khí dễ cháy, do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên đặt bình gas tại các vị trí bằng phẳng, không đặt nghiêng hay ngang bình.

4. Đường ống dẫn gas

Nên chọn các đường ống có hệ thống chính hãng, có thiết kế thép bên trong, chống hoen rỉ và chống các tác nhân như chuột cắn gây rò rỉ gas.

Trong thời gian sử dụng bạn nên nhờ nhân viên thay lắp gas kiểm tra thường xuyê chất lượng hệ thống ống dẫn. Tốt nhất nên định kỳ 5 năm thay ống dẫn một lần.

5. Khóa van sau khi sử dụng

Bạn nên vặn tắt gas (xoay van) theo ngược chiều kim đồng hồ) để đóng gas khi không còn sử dụng để tránh các trường hợp bị rò gas. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại van chuyên dụng dành riêng cho bếp gas âm, có chế độ tự ngắt gas khi tắt bếp.

Chưa có câu trả lời nào