Cách khắc phục chứng hay quên khi còn sớm?

Tôi còn trẻ nhưng đã mắc chứng bệnh hay quên. Tôi tưởng bệnh này chỉ xảy ra ở người già. Tại sao tôi mắc chứng bệnh hay quên và cách điều trị thế nào?
Con Nan
Con Nan
Trả lời 15 năm trước
Quên là một chứng bệnh phổ biến và việc chữa trị cũng rất phức tạp, hơn nữa còn bị ảnh hưởng bởi nhiều lời khuyên và cách dùng thuốc truyền miệng trong dân gian. Nhân cách người bệnh thay đổi như biểu hiện tính ngơ ngác, thờ ơ với người khác, luôn than phiền quên, không nhớ. Quên xảy ra sớm thường do các nguyên nhân tâm thần kết hợp với rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, thiếu năng lực trong công việc, ăn không ngon và hay lo âu, do các bệnh thần kinh thường kèm các khiếm khuyết thần kinh.Chứng quên ở giai đoạn còn sớm thì có thể chữa được hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện quên, nên đi khám bệnh ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị bệnh. Một quan niệm mới về điều trị được đưa ra là dùng các thuốc chống thoái hóa não như vitamine E, vitamine C... là những thuốc có tác dụng chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào, đặc biệt là giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của các gốc tự do được sản sinh trong quá trình thoái hóa não.
Lê Thị Thùy Linh check gia
Lê Thị Thùy Linh check gia
Trả lời 14 năm trước

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra chứng hay quên là sự lo lắng, ưu tư quá độ, làm tổn hại tinh tuỷ dẫn đến tình trạng não không được nuôi dưỡng đầy đủ. Ngoài việc dùng thuốc, một số thực phẩm và vị thuốc dùng để tạo ra các đồ ăn có thể giúp phục hồi trí nhớ.
Bấm vào cửa sổ xem Hình
Xin giới thiệu với các bạn một số món đơn giản:

- Óc lợn: Lấy óc lợn 1 bộ, hoài sơn 30 g, ký tử 10 g nấu chín rồi ăn. Đây là một ví dụ minh họa cho thuyết "dĩ tạng bổ tạng" (lấy tạng phủ bổ tạng phủ) của y học cổ truyền.

- Trứng chim cút: Dùng liên tục mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 quả dưới dạng đánh thành kem trứng. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu lecithin, một chất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động của não bộ.

- Quả dâu chín: Dùng dưới dạng trà hoặc si-rô dâu. Ngoài tác dụng phục hồi trí nhớ, dâu chín còn có tác dụng bổ huyết, an thần dưỡng não.

- Hạt sen: Dùng dưới dạng cháo hoặc trà hạt sen. Để làm trà, dân gian hay đập vụn hạt sen, hãm với nước sôi, có thể cho thêm vài quả đại táo hoặc một chút đường phèn. Theo "Thần nông bản thảo kinh", hạt sen thuộc loại thượng phẩm, có công dụng ích tì vị, dưỡng tâm khí, ích trí lực.

- Mật ong: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Mật ong có tác dụng tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Ngoài chất đường và đạm, trong thành phần của nó còn chứa nhiều vitamin và muối khoáng rất có lợi cho hệ thần kinh trung ương.

- Long nhãn: Dùng 500 g long nhãn và 500 g đường trắng, nấu cách thuỷ thành dạng cao, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15 g. Cũng có thể lấy long nhãn 15 g, đại táo vài quả, gạo tẻ 100 g nấu thành cháo ăn trong ngày. Long nhãn có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não, dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do tâm tỳ suy nhược, khí huyết suy giảm.

- Nấm linh chi: Mỗi ngày dùng 5-6 g sắc uống thay trà hoặc tán thành bột, uống 2 lần, mỗi lần 1-1,5 g với nước ấm. Có công dụng dưỡng tâm, an thần, ích khí, bổ huyết, kiện não, ích trí.

- Hà thủ ô: Dùng mỗi ngày 20-30 g dưới dạng trà phiến hoặc trà bột. Hà thủ ô có công dụng bổ thận dưỡng huyết, cường thận ích trí.

- Nhân sâm:
Dùng dưới dạng trà tan hoặc trà phiến, mỗi ngày 3-5 g, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm, ích trí, rất có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động của não bộ.

Nhật Moon
Nhật Moon
Trả lời 6 năm trước

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang gia tăng và phổ biến hơn với khoảng 30% giới trẻ mắc các vấn đề về trí nhớ và khoảng 50% số người có nguy cơ mặc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ khi về già.

Nguyên nhân giảm trí nhớ ở người trẻ

– Áp lực cuộc sống: Ngày nay, cuộc sống số đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và chạy đua không ngừng để thể hiện bản thân và những điều này vô hình chung đã hình thành nên những áp lực đè nặng lên đôi vai của giới trẻ. Những áp lực mà giới trẻ đang phải chống chịu từng ngày như: thất nghiệp, bằng cấp, học hành, công việc,… đang ngày càng tăng, tạo nên những khủng hoảng tinh thần, giảm trí nhớ ở người trẻ.

– Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Một trong những nguyên nhân khiến bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi gia tăng là chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Tại sao khi cuộc sống còn khó khăn như thời ông cha ta trước đây thì các căn bệnh như này lại rất ít; còn bây giờ thì lại phổ biến và “trẻ hóa” như vậy. Bên cạnh vấn đề về an toàn thực phẩm thì việc ăn quá nhiều các chất dinh dưỡng như thịt cá mà thiếu rau xanh, hoa quả,… sẽ làm cho hệ thần kinh suy giảm, lão hóa nhanh chóng dẫn đến tình trạng bệnh hay quên ở người trẻ tuổi.

– Chủ quan với thói quen sống thiếu lành mạnh: Giới trẻ hiện nay thường có lối sống chủ quan và coi thường sức khỏe của mình. Việc thường xuyên ngủ không đúng giấc, thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến trí não và cũng là yếu tố dẫn đến bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ. Bên cạnh đó, việc lười tập thể dục, không tham gia các hoạt động ngoại khóa, ít vận động,… cũng khiến sức khỏe giảm sút và lão hóa nhanh là nguyên nhân giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi.