Tại sao tôi hay bị ngu mê?

dạo này tôi thường xuyên bi ngủ mê, bât kể khi nào ngủ cũng vậy dù ngủ it hay nhiều , xong dậy thì lại không nhớ gì hết, ngươi thì ê âm đau nhuc (nhưng khi dậy dươc một lúc thì không còn hiện tương dau người nữa) một điều lạ nữa khi tôi dậy tôi không nhớ minh mơ gi nữa . như vây toi co bi sao không? ai bit giúp tôi vơi nhé! cảm ơn....

Mai Văn Thám
Mai Văn Thám
Trả lời 11 năm trước

Tui ko phải là bác sĩ hay nhà chuyên môn gì cả nên góp ý của tui chỉ mang tính tham khảo.

Triệu chứng của bạn có thể do những nguyên nhân sau:

- Đã từng bị tai nạn tổn thương đến đầu : cái này thì bạn nên đến bác sĩ chuyên môn khám bệnh và chẩn đoán tiếp.

- Nơi sinh sống có từ trường mạnh hoặc tập trung nhiều loại sóng điện từ, tia X ,v.v....: Nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhịp sinh học cơ thể. Về lâu dài rất nguy hiểm. Xem thử coi xung quanh có bị tương tự như mình không thì biết.

- Một vài căn bệnh tim, ung thư,... đang âm thầm phát bệnh nhưng bạn không biết. Cho nên cơ thể sẽ tự báo động cho bạn biết thông qua giấc mơ. Cái này thì đi bác sĩ khám tổng quát để phát hiện sớm để chữa trị.

- Tư thế khi ngủ : Ta biết tim bơm máu đi nuôi cơ thể.Nếu ngủ nằm sấp đè lên vùng tim hay để gối hoặc vật gì đó đè lên tim trong lúc ngủ thì chẳng khác nào mình đang ngăn tim bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim không bơm máu liên tục lên nuôi não sẽ làm cho não thiếu máu, thiếu oxy dẫn đến não sẽ tạo ra ảo ảnh giấc mơ báo động cho mình biết.

Người bình thường sẽ bị tác động mạnh và bừng tỉnh giấc. Còn người yếu yếu là có thể chết trong lúc ngủ luôn. Trường hợp ngủ mà trùm kín mền cũng rất nguy hiểm vì không có đủ oxy để thở cũng sẽ dẫn đến tình trạng tương tự.

Một vài trường hợp trên nếu đều không phải thì có thể là bạn đang mắc một chứng bệnh gọi là "tâm bệnh". Cái này thì không có thuốc chữa. Tự mình phải cứu lấy mình thôi.

Tâm bệnh hay gọi là tâm hồn bị mắc bệnh. Do trong cuộc sống mình suy nghĩ hay làm những chuyện không tốt, mà đã làm chuyện không tốt thì giấu kín không cho ai biết. Và cứ thế những chuyện không tốt đó sẽ như hình với bóng theo mình cả trong giấc mơ. Tùy theo tính chất của suy nghĩ hay những việc làm không tốt mà giấc mơ ác mộng sẽ xảy ra lặp đi lặp lại. Về lâu dài sẽ làm cho bạn lo sợ, mệt mỏi tinh thần dẫn đến stress và suy nhược cơ thể. Rồi ác mộng lại xuất hiện cứ thế lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh, bấn loạn tinh thần. Rồi cứ thế 1001 căn bệnh khác phát sinh.

Cách chữa trị là tự mình cứu lấy mình. Thay đổi cách sống, cố gắng sống tốt và làm nhiều việc lương thiện. Thức ăn hằng ngày nên có nhiều rau quả, tốt nhất là ăn chay để tâm hồn chay tịnh. Thức uống hằng ngày ngoài nước lọc ra thì uống thêm nhiều thức uống trái cây, sinh tố. Tập thể dục điều độ như chạy bô, tập bài dưỡng sinh thái cực hay tập yoga. Giữ nhịp sống vui vẻ bằng cách xem nhiều phim hài. Và cuối cùng có câu nói như thế này : "Một tâm hồn thanh thản không sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm ". * Chúc bạn mau hết bệnh để sống khỏe, sống tốt

ha
ha
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn, tôi cũng thỉnh thoảng gặp ác mộng như bạn, tôi cũng từng băn khoăn không biết mình co hít phải loại khí độc nào dưới đất trong lúc ngủ hay không nhửng thật sự cũng không biết được đâu là nguyên nhân, lúc đó cơ thể cực kỳ mệt mỏi, dù cố vận hết sức lực để tỉnh dậy nhằm thoát khỏi ác mộng nhưng lúc ấy như có một sức lực nào đó đẩy mình trở lại, thế là tinh thần lại phải đấu tranh với thế lực đó, cuối cùng thì tôi cũng thắng và tỉnh dậy hoàn toàn nhưng cảm giác rất mệt, thường thi những lúc thức khua, ngủ muộn, khi ngủ rất li bì thì xẩy ra hiện tượng đó.

Nếu bạn là người bị thường xuyên tôi khuyên bạn trưóc khi di ngủ, nên đi dạo, tập thể dục nhẹ hoặc ngồi thiền trong vòng 15-30p, và đặt một con dao trên đầu nằm, đảm bảo bạn sẽ không bao giò gặp ác mộng trong lúc ngủ.

Vensera
Vensera
Trả lời 8 năm trước

Ngủ mơ là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Các rối loạn lo âu.

Rối loạn tâm thần (ở người lớn tuổi).

Bệnh lý nội khoa.

Do một số thuốc.

Bệnh này có thể kết hợp với rối loạn giấc ngủ khác như mộng du, hội chứng ngưng thở khi ngủ… Bệnh nhẹ thì 1 đêm/ tuần, trung bình dưới 7 đêm/ tuần, nặng thì mỗi đêm kết hợp quấy rầy người ngủ chung.

Trị ngủ mơ như thế nào?

Tránh làm việc căng thẳng, giảm stress càng nhiều càng tốt.

Không ăn quá no trước khi ngủ, tốt nhất ăn trước khi ngủ 2-3 giờ.

Tránh uống rượu, cà phê.

Ngủ đủ, đúng giờ, không nên thức quá khuya.

Nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Về ăn uống, phải bảo đảm đủ dinh dưỡng, vì vậy thức ăn cần phong phú. Thường xuyên ăn các loại rau tươi, hoa quả như rau cải trắng, rau chân vịt, rau cần, bí đao, táo, quýt... Nên ăn các thức ăn có tác dụng trị mất ngủ như hạt sen, nhãn, bách hợp, táo nhân, hồ đào, vừng... Tuy nhiên, chú ý các thức ăn cần phải mềm nhừ, dễ tiêu và không nên ăn gần giờ đi ngủ. Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như ớt, hành, hẹ, tỏi, rượu, các thức ăn chứa nhiều chất béo, xào, rán, nướng, thức ăn nhanh.

Một số món ăn, bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian:

Bài 1: Hạt sen 15g, khiếm thực 15g, thịt lợn nạc 100g cho vào nồi nấu chín, nêm nếm gia vị vừa miệng. Có thể dùng món ăn này thường xuyên.

Bài 2: Hạnh đào nhân 10g, vừng đen 10g, bầu dục lợn 60g đem nấu cháo cho chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa dùng, ăn lúc chuẩn bị đi ngủ, liên tục từ 3 - 5 ngày.

Bài 3: Ngọc trúc sâm 20g, tim lợn 100 - 200g. Tim lợn thái miếng vừa ăn, nấu chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa miệng, ngày dùng một lần. 7 ngày là một liệu trình.

Bài 4: Ngũ vị tử 9g, bá tử nhân 9g, phục thần 12g đem nấu lấy nước bỏ bã, rồi cho vào 30g mật ong, chia 2 lần dùng trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

Bài 5: Nhân sâm 4g, đương quy 16g, bạch thược 16g, ngũ vị tử 4g, táo nhân 20g, mạch môn đông 20g, bạch truật 16g, bối mẫu 6g, liên tâm 8g, lạc tiên 20g. Sắc uống trong ngày. Cách sắc như sau: Nước đầu cho các vị thuốc vào nồi đất cùng với 3 bát nước, nấu còn lại 1 bát (chắt nước ra). Nước hai tiếp tục cho 3 bát nước vào nồi, nấu còn lại ½ bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

Bài 6: Thục địa 20g, sơn thù 12g, nhân sâm 6g, đương quy 16g, táo nhân 12g, bạch giới tử 12g, mạch môn đông 16g, nhục quế 2g, hoàng liên 8g. Sắc uống trong ngày. Cách sắc như bài thuốc trên. 10 ngày là một liệu trình.

Bài 7: Cùi nhãn 15g, táo nhân chua 6g, đem sắc uống ngày 1 lần.

Lưu ý: Khi có biểu hiện của chứng bệnh mơ khi ngủ, cần đến khám và bắt mạch kê đơn ở những cơ sở y tế chuyên khoa y học cổ truyền hoặc những lương y có kinh nghiệm để được kê đơn phù hợp với thể trạng của người bệnh.