Bố bị ung thư tuyến tiền liệt, con có bị di truyền?

Em là nam, năm nay 35 tuổi. Bố em bị ung thư tuyến tiền liệt, phát hiện ở giai đoạn muộn và đã mất. Xin hỏi bệnh đó có di truyền sang em không? Xin hỏi bây giờ có nên tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt chưa? Nếu cần thì xin mọi người tư vấn cho em những danh mục nào cần làm. Chân thành cảm ơn.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Chào bạn,

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý có tính chất gia đình. Thông thường việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt khi ở tuổi 50 đến 70. Nếu bạn có một người thân thế hệ một (bố, anh em trai, con trai) bị ung thư tuyến tiền liệt phát hiện khi dưới 65 tuổi thì bạn là người nguy cơ trung bình, nên tầm soát từ lúc 45 tuổi. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao nghĩa là có hơn một người thân thế hệ một (ba, anh em trai, con trai) bị ung thư tuyến tiền liệt phát hiện khi dưới 65 thì bạn nên tầm soát lúc 40 tuổi.

Bạn nên đến khám ở bệnh viện có khoa tiết niệu để được tầm soát. Hiện nay có 3 công cụ thường dùng để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là thăm khám trực tràng bằng ngón tay, PSA và siêu âm qua ngả trực tràng.

Thân ái.

Hồng Ngọc IVF
Hồng Ngọc IVF
Trả lời 7 năm trước

Tuổi tác và tiền sử di truyền: Khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng gia tăng theo tuổi, đàn ông trên 75 có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt lên đến 1/7. Bên cạnh đó, những người có người thân ruột thịt mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng cần cảnh giác và tầm soát căn bệnh này thường xuyên hơn. Những thay đổi về gen cũng có thể làm tăng nguy cơ di truyền căn bệnh ung thư này từ đời bố mẹ sang con cái.

Lối sống và chế độ ăn uống: Nghiên cứu khoa học cho thấy những người thường xuyên ăn nhiều thịt và thực phẩm giàu chất béo có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hơn những người ăn nhiều rau xanh và thực phẩm lành mạnh.

Điều trị nội tiết: Sử dụng thuốc estrogen và progesterol hay các chất kháng androgen và thuốc ngăn chặn quá trình sản xuất testosterol mang lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Phẫu thuật: Bằng cách cắt bỏ tuyến tiền liệt ứng dụng phương pháp nội soi hiện đại, các bác sĩ có thể loại bỏ tế bào ác tính và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tác dụng phụ của phương pháp này là người bệnh có thể bị rối loạn tiểu tiện hoặc liệt dương.

Xạ trị kết hợp hóa trị: Trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, xạ trị cũng được áp dụng để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa tế bào ác tính quay trở lại. Có thể áp dụng 2 phương pháp là xạ trị từ bên ngoài (chùm tia xạ từ máy chiếu vào cơ thể) hoặc bức xạ được đặt bên trong cơ thể bằng cách đặt các hạt phóng xạ và mô tuyến tiền liệt qua một cây kim dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Các hạt xạ sẽ đi khắp cơ thể trong một thời gian dài và không cần phải loại bỏ sau khi cấy ghép. Để gia tăng hiệu quả điều trị ung thư, các bác sĩ có thể áp dụng thêm hóa chất điều trị truyền vào cơ thể để chống lại sự tấn công của tế bào ung thư.

Liệu pháp miễn dịch: Hiện nay, liệu pháp miễn dịch đang được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Bằng cách tăng cường hệ miễn dịch tự thân của người bệnh, các tế bào miễn dịch trong cơ thể được nhân rộng, tạo sức mạnh để ngăn chặn, kìm hãm và tiêu diệt sự phát triển của các tế bào ung thư nhằm đẩy lùi tình trạng bệnh.